“Lạm phát” khen thưởng

Diendandoanhnghiep.vn Vẫn còn tình trạng cán bộ còn “say sưa thành tích”, “đam mê khen thưởng” quá mức cần thiết, thậm chí còn giành cả khen thưởng của người lao động.

Chủ tịch Quốc hội: Khắc phục tính hình thức trong thi đua, khen thưởng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu khắc phục tính hình thức trong thi đua, khen thưởng.

Mới đây, ngày 17/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã một lần nữa khẳng định tại phiên họp thứ 2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV rằng: “Khắc phục tình trạng khen thưởng theo kiểu gối đầu, tích lũy thành tích để khen, tổ chức định hướng việc xây dựng thành tích của cá nhân, thậm chí là nhường nhịn nhau thì được khen thưởng, tình trạng chạy danh hiệu chạy giấy khen”.

Khách quan mà nói, thành tích, khen thưởng vốn là những từ rất đẹp, rất ý nghĩa. Dù là già trẻ gái trai, khi làm bất cứ việc gì, ai cũng muốn mình đạt thành tích để được khen thưởng. Vì thành tích là một trong những động lực thôi thúc mỗi cá nhân, tập thể nỗ lực phấn đấu để không ngừng trưởng thành, tiến bộ. Nhưng thời gian qua, một số cá nhân, tổ chức, trong đó có cả cán bộ, đảng viên đã có nhận thức, ứng xử lệch lạc trong công tác thi đua-khen thưởng.

Không chỉ có quan niệm lệch chuẩn về thi đua-khen thưởng, mà nhiều vụ việc “mua thành tích”, “chạy danh hiệu” trong một bộ phận cá nhân, tập thể cũng khiến dư luận không khỏi bức xúc. 

Biểu hiện rõ nhất là không ít địa phương, đơn vị tổ chức khởi công, khánh thành rình rang, tốn kém; tổ chức viết sách ca ngợi, phản ánh sự việc, con người không đúng với thực tế hiện có.

Đặc biệt, trong lĩnh vực xây dựng Đảng, bệnh thành tích, háo danh xuất hiện ở một số đơn vị, địa phương, từ công tác cán bộ đến đánh giá chất lượng tổ chức Đảng, đảng viên, phát triển đảng viên mới và kiểm tra, giám sát. Bổ nhiệm cán bộ vào chức danh lãnh đạo, quản lý nhưng thiếu điều kiện, tiêu chuẩn. Ví như tiêu cực từng bị phanh phui ở tỉnh Đắk Nông, Thái Bình, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Gia Lai, Sóc Trăng..v..v.

Trên lĩnh vực kinh tế, sau khi những vụ án thất thoát hàng nghìn tỷ đồng bị phanh phui thì đều phát hiện có bóng dáng của bệnh thành tích, háo danh. Đó là, đẩy nhanh tiến độ dự án, công trình để chào mừng một sự kiện nào đó nên sẵn sàng bỏ bớt công đoạn trong quy trình, từ thi công đến nghiệm thu… miễn sao có thành tích kịp và vượt thời gian rồi tổ chức “cắt băng khánh thành”.

Hoặc trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng khá nổi bật, bệnh háo danh, “đánh bóng” tên tuổi, “chạy” danh hiệu vẫn chưa được khắc phục…v..v.

Có người nói rằng: “Quá đúng, đặc biệt là lĩnh vực Nghệ thuật và các Doanh nghiệp Nhà nước. Khối này năm nào cũng được khen, năm sau cao hơn năm trước nhưng doanh thu va lợi nhuận không tăng, thậm chí vi phạm pháp luật bị xử lý. Nên cần phải xem xét và thu hồi các danh hiệu thi đua đã phát mới đúng”.

Có thể nói, việc “lạm phát” khen thưởng nhiều cán bộ, một mặt đã làm suy giảm, thậm chí triệt tiêu động lực phấn đấu thi đua của nhân dân- vốn là lực lượng, chủ thể đông đảo nhất trong xã hội. Mặt khác, đã phần nào cho thấy khá đông cán bộ vẫn còn “say sưa thành tích”, “đam mê khen thưởng” quá mức cần thiết, thậm chí giành cả khen thưởng của người lao động!

Một trong 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống đã được chỉ ra tại Nghị quyết số 04-NQ/TW của Đảng khóa XII, đó là: “Mắc “bệnh thành tích”; thích được đề cao, ca ngợi; “chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu”. Sự suy thoái này rất đáng báo động, lên án, bởi nó đã và đang ngấm ngầm làm băng hoại phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với những giá trị, danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (khi còn đương nhiệm Thủ tướng) từng nhấn mạnh: “Nếu không đổi mới tốt, không lo làm ăn, không có người tốt, việc tốt thì đất nước sẽ không phát triển thành công. Không có nhân dân ủng hộ thì đất nước sẽ không phát triển thành công. Khen thưởng phải nhắm vào những nhân tố như vậy thì mới trúng, mới công bằng và tính lan toả rộng”.

Theo đó, việc cần kíp đối với chúng ta hiện nay là phải thực hiện đúng như tinh thần mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói ở trên. Đồng thời, phải kiên trì, kiên quyết loại bỏ căn bệnh thành tích trong mỗi cá nhân, tổ chức để góp phần làm lành mạnh hóa đời sống chính trị-xã hội.

Muốn vậy, cần nhận thức, phát hiện đúng bệnh “thổi phồng” thành tích, “đánh bóng” tên tuổi để kịp thời ngăn ngừa, không lây lan là điều cấp thiết, góp phần phòng, chống suy thoái về đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Lạm phát” khen thưởng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713871664 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713871664 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10