Lạm phát lõi tiếp tục tăng!

Diendandoanhnghiep.vn Nhận định này vừa được đưa ra tại Báo cáo đánh giá kinh tế vĩ mô quý IV/2018 và cả năm 2018 do Viện Nghiên cứu Kinh tế Chính sách (VEPR) công bố ngày 10/1.

Tính chung cả năm 2018, lạm phát bình quân đạt 3,54%, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra.

Theo đó, lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt trong quý 4/2018. Trái với những nhận định trước đây về rủi ro lạm phát tăng cao trong quý cuối năm, việc giá năng lượng bất ngờ đảo chiều từ tháng 10 đã góp phần không nhỏ kìm hãm lạm phát. Lạm phát được duy trì dưới 4%, thậm chí là dưới 3% vào tháng 11. Tính chung cả năm, lạm phát bình quân đạt 3,54%, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra.

Ông Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng VEPR cho biết, nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự gia tăng của CPI trong năm 2018 là giá lương thực, thực phẩm phục hồi so với năm 2017. Giá thịt lợn trong năm 2018 đã tăng mạnh sau khi chạm đáy 30 năm trong năm 2017 do mất cân đối cung-cầu. Bên cạnh đó, giá lương thực cũng tăng cao do nhu cầu lớn từ thị trường thế giới.

“Tính chung lại, nhóm lương thực, thực phẩm làm CPI tổng tăng 0,61%. Trước khi giảm vào cuối năm, giá dầu thô thế giới liên tục tăng và đạt đỉnh bốn năm. Điều này dẫn tới thực tế là nhóm hàng năng lượng vẫn làm CPI tổng cả năm tăng 0,63%”. – ông Thành nói.

Bên cạnh đó, theo ông Thành, các dịch vụ công đóng góp lớn cho sự gia tăng CPI trong năm 2018. Cụ thể, việc các địa phương điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 02/2017/TT-BHYT của Bộ Y tế đã làm cho giá mặt hàng này tăng tới 13,86% và làm CPI chung tăng 0,54%.

Trong khi đó, việc các địa phương thực hiện lộ trình tăng học phí cũng làm CPI nhóm hàng giáo dục tăng 7,12% và tăng CPI tổng 0,37%.

“Diễn biến trong năm 2018 cho thấy xu hướng tăng nhẹ của lạm phát lõi. Khởi đầu năm ở mức 1,18%, lạm phát lõi đã tăng dần và đạt mức 1,72% và 1,70% lần lượt vào tháng 11 và 12. Điều này dường như phần nào thể hiện khuynh hướng vẫn nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng của NHNN”. - người đứng đầu Viện Nghiên cứu Kinh tế Chính sách nhìn nhận.

Mặc dù lạm phát trong năm nay được đánh giá là vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng VEPR vẫn bày tỏ lo ngại về lạm phát trong năm 2019 nếu như giá nhiên liệu thế giới tiếp tục ở mức cao đồng thời Việt Nam áp kịch trần thuế môi trường đối với xăng dầu (từ 3000 lên 4000 đồng/lít) kể từ 1/1/2019.

Việc giá dầu thế giới ở mức thấp cùng với việc sử dụng quỹ bình ổn khiến cho người dân chưa cảm nhận được tác động của việc tăng thuế. “Trong thời gian tới khi giá dầu có thể khôi phục dần trở lại, tác động sẽ trở nên rõ nét hơn vì giá xăng dầu tăng thường kéo theo nhiều mặt hàng khác tăng do chi phí vận chuyển tăng lên”. – ông Thành nhìn nhận.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lạm phát lõi tiếp tục tăng! tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711656469 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711656469 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10