Lạm phát trong tầm kiểm soát: Không nên chủ quan!

Diendandoanhnghiep.vn 11 tháng đầu năm 2018, kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, trong đó có sự cải thiện ở cả phía cung và phía cầu; lạm phát trong tầm kiểm soát.

Nhiều chuyển biến tích cực

Thống kê của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 ước tính đạt 385 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 11 tháng năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 4.000,1 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,34% (cùng kỳ năm 2017 tăng 9,25%).

Cũng theo thống kê này, doanh thu bán lẻ hàng hóa 11 tháng năm nay ước tính đạt 3.007,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,2% tổng mức và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 12,7%; may mặc tăng 12,3%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 12,1%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 10,8%; phương tiện đi lại tăng 11,3%

Về chỉ số giá tiêu dùng, thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2018 giảm 0,29% so với tháng trước, trong đó nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 1,81% do ảnh hưởng từ đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 6/11/2018 và 21/11/2018 làm giá xăng, dầu giảm 4,1% (tác động CPI chung giảm 0,17%).

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,64% chủ yếu do giá gas giảm 9,18%, giá điện sinh hoạt giảm 0,64% và giá dầu hỏa giảm 0,97%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,14%, trong đó lương thực tăng 0,27% do giá gạo tăng 0,25%; thực phẩm giảm 0,3%. Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%.

Có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có CPI tháng 11 tăng so với tháng trước: May mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,26% do thời tiết miền Bắc chuyển mùa nên nhu cầu mua sắm tăng nhẹ; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,07%; nhóm giáo dục và nhóm văn hóa, giải trí, du lịch đều tăng 0,05%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,15%.

Như vậy, CPI bình quân 11 tháng năm 2018 tăng 3,59% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. CPI tháng 11/2018 tăng 3,24% so với tháng 12/2017 và tăng 3,46% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo đánh giá của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội Quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 11 tháng đầu năm 2018, kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực trong sản xuất kinh doanh cũng như ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, có sự cải thiện ấn tượng ở cả phía cung và phía cầu; lạm phát trong tầm kiểm soát; cán cân thương mại tiếp tục thặng dư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khá, thu chi ngân sách Nhà nước được quản lý chặt chẽ.

Tuy nhiên, đơn vị này cũng cho rằng, nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, rủi ro ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, như thị trường tài chính tiền tệ nhiều biến động; ngành nông, lâm, thuỷ sản bị thiệt hại do chịu ảnh hưởng lớn từ thiên tai…

Không nên chủ quan

Bình luận về các yếu tố tác động đến lạm phát trong năm 2019, TS. Cấn Văn Lực chỉ ra đó là giá dầu. “Mặc dù mặt hàng này đã giảm trong thời gian gần đây, nhưng vẫn tăng gần 20% so với đầu năm. Thêm vào đó, đồng USD có xu hướng tiếp tục tăng giá trên thị trường tài chính thế giới do kinh tế Mỹ khả quan và Fed tiếp tục lộ trình tăng lãi suất để bình thường hóa chính sách”. – ông Lực nói.

Theo ông Lực, tại thị trường trong nước, chủ trương của Chính phủ chưa tăng giá một số mặt hàng cơ bản trong năm 2018, còn năm 2019 vẫn để ngỏ. Do đó áp lực tăng giá một số mặt hàng cơ bản như xăng dầu tăng do tăng thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít; giá điện nhiều khả năng cũng sẽ tăng; giá dịch vụ y tế, giáo dục một số tỉnh cũng tăng theo lộ trình… Tất cả những yếu tố này sẽ khiến cho áp lực lạm phát vẫn còn khá lớn.

Trong khi đó, TS. Võ Trí Thành lại nhấn mạnh đến rủi ro tính bất định gia tăng nhất là từ địa chính trị, chiến tranh thương mại và chính sách vĩ mô đặc biệt là các chính sách của nước phát triển như Mỹ. Theo ông Thành, trước đây người ta đều tin vào sự kiên định trong các quyết định chính sách của Fed nhất là trong lộ trình tăng lãi suất. Nhưng giờ đây quyết định về lãi suất của Fed đang tỏ ra thiếu quyết đoán, có vẻ nhượng bộ hơn so với trước,

Còn theo đánh giá của giới chuyên gia, lạm phát của Việt Nam năm 2019 nhiều khả năng vẫn trong tầm kiểm soát. Một mặt do NHNN đã có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát lạm phát trong các năm trước nên cơ quan này sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong công tác điều hành chính sách tiền tệ. Theo quan điểm một chuyên gia, không loại trừ khả năng NHNN sẽ tiến hành tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lạm phát trong tầm kiểm soát: Không nên chủ quan! tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713989975 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713989975 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10