Làm rõ “bức tranh” hoạt động rửa tiền

Diendandoanhnghiep.vn Cần phải đề cập rõ hơn bức tranh tổng thể hoạt động rửa tiền của nước ta hiện nay ra sao, tiền thường được rửa dưới hình thức nào, quy mô ra sao, lĩnh vực nào là chính…? 

>>Sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền để đáp ứng yêu cầu hội nhập

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) phát biểu tại phiên thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), ngày 1/11.

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn). Ảnh; QH

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn). Ảnh; QH

Góp ý kiến về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho biết, việc xác định tội phạm rửa tiền trong thực tế là rất khó khăn. Ngân hàng Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300- 500 tỷ USD thu được từ hoạt động phạm tội rửa tiền.

Ở Việt Nam, theo số liệu báo cáo cung cấp đến nay đã xét xử 3 vụ án với tội danh rửa tiền theo Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị báo cáo tổng kết cần phải đề cập rõ hơn bức tranh tổng thể hoạt động rửa tiền của nước ta hiện nay ra sao, tiền thường được rửa dưới hình thức nào, quy mô ra sao, lĩnh vực nào là chính…?

“Đây là thông tin quan trọng để các đại biểu Quốc hội thảo luận, xem xét, quyết định góp ý cho các quy định của dự thảo luật”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nói.

Về khái niệm rửa tiền, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nêu rõ, nếu coi tội phạm rửa tiền là tội phạm hình sự thì phải quy định trong Bộ Luật hình sự, phải có nguyên tắc của pháp luật hình sự; không quy định trong Bộ Luật hình sự thì không phải là tội phạm hình sự. Do đó, cần thiết kế lại vấn đề này để tránh gây hiểu lầm.

>>Giữ đất là việc “của cả làng” chứ không riêng mình ai

>>Hai bộ sách giáo khoa “biến mất” với 1 năm tuổi thọ

Đại biểu Quốc hội Phạm Đức Ấn (Hà Nội). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Phạm Đức Ấn (Hà Nội). Ảnh: QH

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Phạm Đức Ấn (Hà Nội) đề xuất nên giao cho Ngân hàng Nhà nước quy định về phòng, chống rửa tiền sẽ rõ ràng, cụ thể hơn.

Đề cập về khuôn khổ pháp lý và hiệu quả thực thi dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), đại biểu Phạm Đức Ấn cho rằng, Chính phủ đã đưa ra 40 khuyến nghị theo quy định của FATF về phòng, chống rửa tiền.

Nhiều nội dung mang tính định tính, nếu chúng ta quy định mà tất cả mọi thứ đều phải kiểm soát thì số lượng giao dịch vô cùng lớn nên đòi hỏi vai trò, trách nhiệm của đơn vị báo cáo.

Vì vậy, việc quy định như trong dự án Luật là hoàn toàn phù hợp. Việc giao cho Ngân hàng Nhà nước hay Chính phủ hướng dẫn đều có trong dự thảo Nghị định và dự thảo Thông tư cũng đã nói rõ về vấn đề này. Sau khi Luật ban hành thì Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, điều chỉnh uyển chuyển, phù hợp hơn.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. HCM) đề nghị bổ sung hình thức tài sản để bảo đảm bao quát đầy đủ đối tượng. Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, tại Điều 1 quy định về phạm vi điều chỉnh, trong đó nêu rõ chống hành vi rửa tiền của các tổ chức, cá nhân có mục đích tài trợ khủng bố theo luật này và các quy định của pháp luật hình sự.

“Tuy nhiên, phòng, chống rửa tiền cũng nhằm đến một số đối tượng khác như ma tuý, buôn người và các tổ chức xã hội đen, nếu chỉ liệt kê là khủng bố thì phạm vi còn hẹp do đó cần bổ sung thêm đối tượng vào dự thảo luật”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Đối với định nghĩa về tài sản, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, trong thời đại công nghệ quy định như trong dự thảo luật vẫn thiếu, chưa đầy đủ. Hiện nay chưa có khái niệm ảo, tiền ảo hoặc tài sản ảo, số hoá… do đó cần quy định thêm tài sản ảo, tài sản số hoá và tài sản mã hoá sẽ bao gồm được nhiều hình thức tiền và hình thức tài sản đang bắt đầu sử dụng.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. HCM). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (TP. HCM). Ảnh: QH

“Khái niệm và thực tiễn hiện nay rộng, nếu chỉ quy định như trong dự thảo luật sẽ không bao quát hết và sẽ khó áp dụng”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa bày tỏ.

Về nguyên tắc phòng, chống rửa tiền, theo quy định của pháp luật để trên cơ sở bảo đảm chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, đại biểu đề nghị sửa đổi thành chủ quyền và lợi ích quốc gia. Bởi, nếu rửa tiền bên ngoài Việt Nam nhưng lại xâm phạm lợi ích quốc gia của Việt Nam; khi nào xâm phạm đến lợi ích quốc gia thì có quyền áp dụng luật.

Liên quan đến dự thảo Luật này, đại biểu Nguyễn Hải Trung (Hà Nội) cho biết, hiện Công an Tp.Hà Nội đang điều tra vụ án với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và rửa tiền với số tiền ước tính có thể lên đến nhiều nghìn tỷ. Đối tượng chủ mưu, tổ chức các hoạt động phạm tội này là người nước ngoài, thuê rất nhiều người nước khác.

Trong đó có người Việt Nam, trụ sở, địa điểm tổ chức thực hiện hành vi phạm tội là ở nước ngoài. Công cụ, phương tiện, thiết bị phạm tội cũng ở nước ngoài. Phương thức phạm tội rất tinh vi. Sau khi nhận tiền của người bị hại thì chia nhỏ gửi qua nhiều tài khoản, sau đó chụm vào 1 tài khoản ảo, rồi rút ra tiền mặt. 

Từ đẫn chứng nêu trên, đại biểu Nguyễn Hải Trung đề nghị cần phải đảm bảo tính chính danh khi đăng ký mở và sử dụng tài khoản. Qua thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và hoạt động phòng, chống rửa tiền nói riêng của Công an Tp.Hà Nội trong thời gian qua nổi lên là hoạt động liên quan đến sử dụng thông tin, giấy tờ giả để mở tài khoản hoặc thuê người khác mở tài khoản, sau đó bán lại tài khoản cho đối tượng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

đại biểu Nguyễn Hải Trung (Hà Nội). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung (Hà Nội). Ảnh: QH

Mục đích của hành vi này là nhằm che giấu thông tin về tài sản của cá nhân, tổ chức thực sự quản lý sở hữu tài sản, gây khó khăn, tránh né công tác phát hiện của các cơ quan quản lý nhà nước.

Do đó, đại biểu Nguyễn Hải Trung nhận thấy, đây là vấn đề rất quan trọng, nếu nhận diện xác định rõ đối tượng tự quản lý, sử dụng tài khoản sẽ góp phần triệt tiêu được việc giả mạo thông tin tài khoản. Từ đó, đại biểu Nguyễn Hải Trung đề nghị.

Một là, cần có cơ chế phối hợp đối chiếu thông tin chủ tài khoản ngân hàng, tài khoản trên nền tảng trung gian thanh toán, có khi đăng ký mở tài khoản với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phòng tránh các trường hợp sử dụng tài khoản giả.

Hai là, tổ chức cung cấp tài khoản dịch vụ ngân hàng điện tử giao dịch điện tử phải có đầy đủ đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện nhận diện và xác thực thông tin người dùng.

Ba là, đưa hành vi mua bán tài khoản, sử dụng thông tin hoặc giấy tờ giả để mở tài khoản vào diện các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 dự thảo Luật này để tạo cơ sở, căn cứ pháp lý, chế tài xử lý đối với hoạt động trên, từ đó tạo sự răn đe với các cá nhân và tổ chức khác.

Bốn là, cần bổ sung thêm một điều luật quy định riêng về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác phòng, chống rửa tiền. Đồng thời cần phải có cơ chế sớm hơn, nhanh hơn để trì hoãn giao dịch phong tỏa tài khoản đối với các giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu phạm tội.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Làm rõ “bức tranh” hoạt động rửa tiền tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713567343 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713567343 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10