Một trong những nguyên tắc cốt lõi trong quá trình xây dựng hệ thống sản xuất của Toyota là đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên cơ sở trải nghiệm tận mắt về khách hàng...
Các bản báo cáo chỉ cho thấy được khía cạnh trừu tượng của vấn đề. Bất kì bản báo cáo hay nghiên cứu nào đều có điểm yếu tự nhiên của nó. Có ai mà biết được liệu rằng những quản lí cấp dưới có thiên vị hay không và chẳng có gì đảm bảo những cách đo lường thành tích đang được áp dụng luôn luôn đúng.
Trải qua 38 năm từ ngày thành lập Toyota ngày nay là 1 đế chế ô tô khổng lồ với lợi nhuận lên đến 22,7 tỷ USD và bán ra hàng triệu xe mỗi năm. Nếu như trong con mắt người tiêu dùng, Toyota nổi tiếng với những chiếc xe siêu bền hiệu suất cao và cực kì bình dân thì trong giới kinh doanh Toyota lại nổi tiếng với tinh thần Genchi Gembutsu.
Một trong những nguyên tắc cốt lõi trong quá trình xây dựng hệ thống sản xuất của Toyota là đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên cơ sở trải nghiệm tận mắt về khách hàng, hay còn được gọi là Genchi Gembutsu, trong tiếng việt có nghĩa là "Đi mà xem tận mắt".
Taichi Ohno, một kỹ sư của Toyota, là người nghĩ ra phương pháp này. Ông luôn tâm niệm rằng một nhà quản lí không bao giờ được chắc chắn rằng mình hiểu rõ những vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh nếu bản thân không trải nghiệm trực tiếp. Việc phụ thuộc vào bản báo cáo kinh doanh là điều mà ông không thể chấp nhận được.
Với ông, các bản báo cáo chỉ cho thấy được khía cạnh trừu tượng của vấn đề. Bất kì bản báo cáo hay nghiên cứu nào đều có điểm yếu tự nhiên của nó. Có ai mà biết được liệu rằng những quản lí cấp dưới có thiên vị hay không và chẳng có gì đảm bảo những cách đo lường thành tích đang được áp dụng luôn luôn đúng.
Để nhấn mạnh điểm này này với những kỹ sư mà công ty mới tuyển về, ông đưa họ tới nhà máy, vẽ một vòng tròn bằng phấn trắng rồi bảo họ đứng yên trong đó mà quan sát. Khi quay lại ngày hôm sau Toichi Ohno bắt đầu kiểm tra các kỹ sư này về những điều họ quan sát được, nếu như ông cảm thấy những lính mới này vẫn quan sát chưa đủ, họ sẽ bị buộc ở lại và tiếp tục cho tới khi họ qua được bài kiểm tra.
Tay giám đốc lái xe vòng quanh Bắc Mỹ
Tại Toyota người ta lưu truyền rất nhiều câu chuyện về Genchi Gembutsu, nhưng nổi tiếng hơn cả là câu chuyện về mẫu xe gia đình Toyota Sienna model 2004. Toàn bộ quá trình thiết kế mẫu xe này được giao cho Yuji Yokoya, người vốn còn là tay mơ về thị trường Bắc Mỹ, thị trường chính của mẫu xe này.
Để tìm hiểu cách tốt nhất để phát triển mẫu xe này, ông cùng nhóm của mình lập ra một kế hoạch đầy táo bạo, một chuyến đi kéo dài khắp 50 bang của nước Mỹ, 13 khu vực và vùng lãnh thổ của Canada, cùng tất cả các vùng của Mexico, tổng cộng ông và nhóm của mình đã lái xe tổng cộng 53.000 dặm.
Trong suốt hành trình của mình dù tới bất kì đâu, kể cả là một thị trấn nhỏ hay thành phố lớn Yokoya đều thuê một chiếc Sienna thời bấy giờ để lái và trò chuyện, quan sát những khách hàng tiềm năng thật sự. Ông nhanh chóng nhận ra sự thật rằng mặc dù các vị phụ huynh có thể là người bỏ tiền ra mua chiếc xe, nhưng chính lũ nhóc mới là đại ca, bởi chúng chiếm đến 2/3 không gian của hàng ghế phía sau.
"Lũ nhóc chính là đối tượng khắt khe nhất và đánh giá cao nhất về môi trường của chúng, nếu có điều gì tôi học được từ chuyến đi thì đó là chiếc Sienna phải lôi cuốn được lũ nhóc", Yokoja nói.
Nhờ nhận diện được các phỏng đoán này, Yokoja dành một lượng ngân sách cao bất thường để phát triển cho việc phát triển các tính năng bên trong - điều cực kỳ quan trọng trong các chuyến du lịch đường dài vốn phổ biến tại Mỹ.
Kết quả cực kì ấn tượng khi thị phần của mẫu xe Sienna tăng đáng kể tới 60% so với năm 2003 và tăng liên tục cho tới hết năm 2006, doanh số xe chỉ bắt đầu giảm khi kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng vào cuối năm 2008.