Lạng Sơn: Doanh nghiệp gần với hơn chính quyền qua lăng kính DDCI

Diendandoanhnghiep.vn Theo kết quả DDCI năm 2020, khối Sở, ban, ngành có 6/8 chỉ số có mức cải thiện; khối địa phương có 8/8 chỉ số đều có sự cải thiện so với năm 2019.

Năm 2020, ngành Ngân hàng Nhà nước dẫn đầu khối sở, ban, ngành với 76.21 điểm, tăng 11.10 điểm so với năm 2019.

Năm 2020, ngành Ngân hàng Nhà nước dẫn đầu khối sở, ban, ngành với 76.21 điểm, tăng 11.10 điểm so với năm 2019.

Trong những năm, chính quyền tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để tháo gỡ những điểm nghẽn trong PCI, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng hơn để thu hút nguồn lực đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Qua đó, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thu hút các nguồn lực đầu tư, tuy nhiên, kết quả chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo sự đột phá trong toàn hệ thống.

Đáng chú ý, năm 2020 là năm thứ 4 tỉnh thực hiện đánh giá Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện (DDCI), qua đó các cấp, ngành, địa phương đã có sự chuyển biến rõ nét hơn.

Năm 2020, thực hiện Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 7/3/2020 của UBND tỉnh Lạng Sơn về thực hiện Bộ chỉ số DDCI năm 2020, Hiệp hội Doanh nghiệp được UBND tỉnh giao làm đầu mối phối hợp với đơn vị tư vấn triển khai tới 35 đơn vị (24 sở, ban, ngành; 11 huyện, thành phố).

Ông Hồ Phi Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cho biết, DDCI năm 2020 nhận được sự đóng góp ý kiến tích cực của hơn 1000 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn, trong đó, nhóm doanh nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất (50%), hộ kinh doanh (45.69%), hợp tác xã ( gần 4%). Quá trình triển khai đảm bảo sự minh bạch, khách quan và kết quả cho thấy mối quan hệ tương tác chính quyền với doanh nghiệp đã được nâng lên tầm cao mới.

Theo ông Dũng, đây là những đánh giá khách quan, kịp thời về nỗ lực của tỉnh Lạng Sơn trong cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực điều hành trong năm qua, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay, giúp định hướng những lĩnh vực cần cải cách, những điểm nghẽn về hành chính và dịch vụ công. Qua đó, giúp các nhà hoạch định chính sách, cán bộ đưa ra những hỗ trợ thực tế với doanh nghiệp, từng bước hoàn thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số PCI của tỉnh.

Được biết, bên cạnh hơn 1500 bảng hỏi thu về thì Hiệp hội Doanh nghiệp đã thu thập được gần 200 ý kiến khách quan của đơn vị, doanh nghiệp đóng góp cụ thể dạng văn bản, email, câu hỏi trực tuyến, góp phần làm giàu thêm cơ sở dữ liệu trong việc đánh giá.

Ông Nguyễn Đức Nhật, Trưởng nhóm Nghiên cứu DDCI nhận định, qua kết quả khảo sát DDCI tỉnh Lạng Sơn năm 2020 cho thấy doanh nghiệp đã cởi mở và bắt đầu đặt niềm tin vào các cấp chính quyền. Với khối sở, ban, ngành, doanh nghiệp đánh giá rất hài lòng về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong năm qua. Đối với khối địa phương, doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của người đứng đầu, tuy nhiên, chi phí thời gian, chi phí không chính thức và tiếp cận đất đai vẫn là những vấn đế doanh nghiệp quan ngại.

“Thực tế khoảng cách về trình độ, năng lực cũng như cơ hội của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ tại các huyện còn khá xa so với các doanh nghiệp lớn và vừa. Do đó, nên chăng lãnh đạo của các địa phương trở thành “bà đỡ” liên kết, kết nối để rút ngắn khoảng cách đó và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cùng nhau phát triển. Bên cạnh đó, cần phát triển các chi hội doanh nghiệp đi vào thực chất để giải quyết tốt hơn các vấn đề của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ”, ông Nhật lưu ý.

Theo kết quả đánh giá DDCI năm 2020, xét về mức độ cải thiện của 8 chỉ số thành phần thì khối Sở, ban, ngành có 6/8 chỉ số có mức cải thiện; khối địa phương có 8/8 chỉ số đều có sự cải thiện so với năm 2019, trong đó Chỉ số vai trò người đứng đầu là chỉ số có mức cải thiện mạnh nhiều nhất.

Năm 2020, ngành Ngân hàng Nhà nước dẫn đầu khối sở, ban, ngành với 76.21 điểm, tăng 11.10 điểm so với năm 2019. Bốn đơn vị tiếp theo trong nhóm dẫn đầu gồm: Cục Thuế, Bảo hiểm xã hội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nhóm xếp cuối bảng khối sở, ban, ngành gồm: Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế Đồng Đăng và Cục Quản lý Thị trường.

Đối với khối địa phương, huyện Bắc Sơn được xếp vào top đầu với 76.60 điểm. Tiếp theo là thành phố Lạng Sơn và huyện Hữu Lũng. Huyện Văn Quan xếp cuối bảng xếp hạng với 60.24 điểm.

Ông Nguyễn Ngọc Thiều, Chủ tịch UBND huyện Bắc Sơn cho biết, huyện Bắc Sơn có rất ít doanh nghiệp, quy mô còn nhỏ và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ - du lịch. Tuy vậy, huyện luôn duy trì tốt hội nghị đối thoại người đứng đầu với người dân, doanh nghiệp, qua đó trực tiếp nắm bắt và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đối với các thủ tục hành chính, đơn vị, doanh nghiệp nào chưa rõ trình tự, thủ tục sẽ được hướng dẫn cụ thể, thậm chí “cầm tay chỉ việc”. Nhờ đó, trong 3 năm liền, huyện Bắc Sơn được doanh nghiệp đánh giá trong top đầu về DDCI khối địa phương.

Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh nhận định, bảng xếp hạng DDCI sẽ là cơ sở để lãnh đạo tỉnh giám sát trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị và cung cấp dữ liệu, công cụ chẩn trị, nhận diện điểm nghẽn trong công tác điều hành của các đơn vị sở, ngành và chính quyền địa phương.

Trong giai đoạn hiện nay, để tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư thì các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa tới các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đối thoại trực tiếp các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kiến tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, minh bạch, thông thoáng và bình đẳng hơn.

Tại Hội nghị công bố DDCI năm 2020 (18/12), bà Đoàn Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho rằng, để có sự đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp căn cơ. Trước tiên phải cải thiện những “điểm nghẽn” của từng đơn vị; đổi mới, nâng cao năng lực điều hành, nâng cao PCI. Quán triệt phương châm “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”; tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp tư nhân phát triển. Năm 2021, phấn đấu đưa tỉnh Lạng Sơn vào nhóm địa phương có môi trường đầu tư thuận lợi của cả nước.

Đối với Hiệp hội Doanh nghiệp, cần tiếp tục phát huy vai trò cầu nối giữa chính quyền với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, liên kết để cùng nhau phát triển.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lạng Sơn: Doanh nghiệp gần với hơn chính quyền qua lăng kính DDCI tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711705030 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711705030 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10