Bộ LĐ-TB&XH cũng vừa có công văn chỉ đạo các đơn vị liên quan đưa ra các kịch bản và phương án hỗ trợ người lao động Việt Nam tại nước ngoài như như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
Tính đến chiều 24/2, Hàn Quốc ghi nhận thêm 70 người dương tính với COVID-19, nâng tổng số người nhiễm ở quốc gia này lên 833 ca, 7 người tử vong. Hàn Quốc đã trở thành nơi có nhiều người nhiễm virus nhất ngoài Trung Quốc.
Chiều 24/2, Ban Quản lý lao động tại Hàn Quốc có văn bản gửi đến Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) báo cáo về tình hình người Việt ở Hàn Quốc, đặc biệt tại 2 tâm dịch là Daegu và Gyeongbuk, trong bối cảnh dịch COVID-19 (do virus SARS-CoV-2) diễn biến phức tạp tại quốc gia này.
Thống kê mới nhất cho thấy hơn 26.000 người Việt Nam đang sinh sống và học tập tại Daegu và Gyeongbuk, trong đó có hơn 4.000 lao động người Việt đang làm việc tại các thành phố này.
Hiện chưa có lao động Việt Nam nào bị nhiễm COVID-19 tại đây. Người lao động ở 2 thành phố này vẫn đi làm bình thường. Trong trường hợp nhà máy tạm thời đóng cửa do phát hiện có người bị lây nhiễm COVID-19, người lao động sẽ được thông báo tạm nghỉ làm.
Bộ LĐ-TB&XH cũng vừa có công văn chỉ đạo các đơn vị liên quan đưa ra các kịch bản và phương án hỗ trợ người lao động Việt Nam tại nước ngoài như như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu các đồng chí Thứ trưởng và Thủ trưởng các đơn vị đưa ra Kịch bản ứng phó chi tiết của đơn vị gửi về Bộ trước 17h00 ngày 24/02/2020.
Dự kiến Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH sẽ chủ trì cuộc họp với tập thể Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị vào 9h30 ngày mai (25/02).
Cụ thể, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước rà soát, thống kê cụ thể số lượng lao động đang làm việc tại các thị trường.
Có thể bạn quan tâm
00:00, 24/02/2020
19:39, 23/02/2020
19:35, 23/02/2020
Nêu các phương án hỗ trợ người lao động tại nước ngoài, hỗ trợ người lao động về nước, cách ly, chữa bệnh khi người lao động về nước.
Triển khai ứng dụng kết nối, hỗ trợ khẩn cấp trên điện thoại cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản và các chương trình mà Trung tâm lao động ngoài nước đang triển khai.
Cục Việc làm xây dựng kịch bản ứng phó chi tiết nhằm quản lý lao động nước ngoài đến từ vùng dịch hay di chuyển qua các vùng dịch, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Rà soát tổng thể, nắm tình hình toàn bộ lao động nước ngoài đã và đang làm việc tại Việt Nam. Nêu các phương án cách ly, chữa bệnh khi người lao động, chuyên gia vào Việt Nam làm việc.
Các phương án hỗ trợ doanh nghiệp trong trường hợp thiếu hụt lao động, chuyên gia nước ngoài. Các phương án cấp phép, tạm dừng cấp phép,... đối với lao động nước ngoài trong các trường hợp dịch bệnh bùng phát ở nhiều cấp độ, nhiều quốc gia.
Cục Quan hệ lao động và tiền lương xây dựng các phương án hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương xử lý trong trường hợp người lao động đình công, ngừng việc tập thể liên quan tới dịch bệnh COVID-19. Đề xuất các phương án liên quan tới vấn đề chi trả tiền lương ngừng việc cho người lao động trong thời gian công bố dịch bệnh theo tại Bộ luật Lao động.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xây dựng phương án để tổ chức đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để thực hiện thống nhất trong toàn quốc.