Lấp “lỗ hổng” chính sách trong thương mại điện tử

Diendandoanhnghiep.vn Do tốc độ tăng trưởng cao của thương mại điện tử nên đòi hỏi các cơ chế chính sách quản lý phải thay đổi phù hợp, đặc biệt là thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu…

Mới đây, Chính phủ vừa thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử. Theo đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Nghị định theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan, trình Chính phủ trong quý IV năm 2021.

Do tốc độ tăng trưởng cao của thương mại điện tử nên đòi hỏi các cơ chế chính sách quản lý phải thay đổi phù hợp

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa có quy định về quản lý đối với loại hình xuất khẩu này này dẫn đến quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc

Thiếu quy định về quản lý

Tổng cục Hải quan cho biết, trước khi được Chính phủ thông qua chủ trương, Bộ Tài chính đã có tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định về vấn đề này do hoạt động thương mại điện tử qua biên giới được phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong thời gian gần đây. 

Tuy nhiên, đặc điểm của hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử thường là hàng hóa nhỏ lẻ, trị giá thấp, hàng hóa của cá nhân, sử dụng cho mục đích tiêu dùng của cá nhân. Do các giao dịch thương mại điện tử đối với hàng hóa đơn giản, thuận tiện nên số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử phát sinh nhiều và tăng nhanh trong thời gian vừa qua. 

Trong khi đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa có quy định về quản lý đối với loại hình xuất khẩu này này dẫn đến quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cũng như chưa thực sự tạo thuận lợi cho loại hình này, như phát sinh vướng mắc về hồ sơ hải quan, xác định trị giá hải quan làm cơ sở tính thuế…

Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan và các doanh nghiệp bưu chính chịu áp lực về tốc độ thông quan hàng hóa. Phương thức quản lý rủi ro đối với loại hình này chưa được áp dụng do chưa có thông tin đến trước của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nên không đủ cơ sở dữ liệu để đưa ra quyết định miễn kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, hoạt động thương mại điện tử qua biên giới còn phát sinh vướng mắc đối với hàng hóa thuộc diện cấp phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng nhập khẩu do người mua hàng chủ yếu là các cá nhân nên không nắm được quy định về các chính sách quản lý xuất nhập khẩu, quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử. Nhiều trường hợp hàng hóa về Việt Nam nhưng không có đủ giấy phép, không đáp ứng được điều kiện kiểm tra chuyên ngành để nhập khẩu.

Do tốc độ tăng trưởng cao của thương mại điện tử nên đòi hỏi các cơ chế chính sách quản lý phải thay đổi phù hợp

Do tốc độ tăng trưởng cao của thương mại điện tử nên đòi hỏi các cơ chế chính sách quản lý phải thay đổi phù hợp

Cần tháo gỡ các vướng mắc 

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, thương mại điện tử là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng cao của thương mại điện tử nên đòi hỏi các cơ chế chính sách quản lý phải thay đổi phù hợp với hoạt động của thương mại điện tử đặc biệt là thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Qua nghiên cứu, Bộ Tài chính nhận thấy việc cần thiết xây dựng Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử xuất phát từ một số yêu cầu cơ bản. 

Một là, yêu cầu từ sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài sự phát triển này. Theo đánh giá của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tại báo cáo về Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) trong 05 năm gần đây thì tốc độ tăng trưởng trung bình năm của Việt Nam từ 25-30%. Nếu Việt Nam vẫn duy trì mức độ tăng trưởng này thì quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan. Với tốc độ tăng trưởng cao như trên cần thiết phải có những biện pháp quản lý mới phù hợp với hoạt động giao dịch thương mại điện tử qua biên giới. Các biện pháp quản lý của Nhà nước phải đảm bảo việc quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động thương mại điện tử qua biên giới.

Hai là, yêu cầu từ công tác phòng ngừa, đấu tranh đối với hành vi buôn lậu hàng hóa qua biên giới đất liền. 

Do thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử được thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông thường, vì vậy, trong một số trường hợp hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử không có đủ hồ sơ chứng từ chứng minh trị giá giao dịch với cơ quan hải quan, nên số hàng hóa này không được cơ quan hải quan tính thuế theo trị giá giao dịch thực mà tính toán theo các phương pháp tính trị giá khác nên trị giá tính thuế thường cao hơn so với trị giá thực của hàng hóa. Ba là, vướng mắc khi thực hiện thủ tục hải quan theo các quy định hiện hành. 

Vì vậy, Chính phủ nhất trí với đề nghị của Bộ Tài chính cần thiết phải xây dựng một Nghị định bao gồm các nội dung nhằm đảm bảo việc tháo gỡ các vướng mắc nêu trên, tạo hành lang pháp lý để các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan chủ động, thuận lợi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lấp “lỗ hổng” chính sách trong thương mại điện tử tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713466879 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713466879 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10