Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi lời cảm ơn sâu sắc đến EU đã đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình thực hiện việc ký Hiệp định EVFTA và Hiệp IPA.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sự kiện này là mốc son quan trọng sau quá trình bắt đầu đàm phán và hoàn tất các thủ tục trong nhiều năm. Thủ tướng cho rằng, EU coi Việt Nam là quốc gia giàu tiềm năng, đối tác hàng đầu tại Đông Nam Á. Việt Nam luôn vui mừng vì được hợp tác với EU - một nền văn minh tiên tiến, khối kinh tế phát triển, mở rộng hợp tác với 28 thành viên.

Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Lễ ký hiệp định hôm nay mang ý nghĩa mạnh mẽ thể hiện tư duy mạnh mẽ, tầm nhìn chiến lược của cả Việt Nam và EU là hai nền kinh tế mang tính bổ sung cho nhau, cùng hợp tác cùng có lợi và cùng phát triển hướng tới tương lai tươi sáng, đóng góp cho sự phát triển bền vững, cho hòa bình và phát triển”.

Đề cập tới việc CPTPP vừa có hiệu lực, Thủ tướng tin tưởng các bên sẽ sớm phê chuẩn EVFTA, IPA để khi có hiệu lực, hai hiệp định quan trọng này “như tuyến đường cao tốc quy mô lớn, hiện đại, nối gần hơn EU và Việt Nam”. Qua đó, người dân hai bên dễ dàng hợp tác giao lưu, các doanh nghiệp hai bên có thể tiếp cận thuận lợi thị trường của nhau. Đặc biệt, doanh nghiệp EU không chỉ tiếp cận thị trường Việt Nam mà còn ASEAN, CPTTP, các thị trường lớn khác ở khu vực Đông Nam Á, “góp phần tạo xung lực đông tây - mang tới phát triển thịnh vượng giữa hai khu vực Á - Âu và toàn cầu”.

Trực tuyến: Hình ảnh lễ ký kết Hiệp định EVFTA và IPA. (Ảnh: Nguyễn Hồng).

Hình ảnh lễ ký kết Hiệp định EVFTA và IPA. (Ảnh: Nguyễn Hồng).

(Ảnh: Nguyễn Hồng)

(Ảnh: Nguyễn Hồng)

(Ảnh: Nguyễn Hồng)

(Ảnh: Nguyễn Hồng)

(Ảnh: Nguyễn Hồng)

(Ảnh: Nguyễn Hồng)

(Ảnh: Nguyễn Hồng)

(Ảnh: Nguyễn Hồng)

Cao ủy Thương mại Cecilia Malmstrom, Bộ trưởng Romania phụ trách kinh doanh, thương mại và doanh nghiệp Stefan-Radu Oprea khẳng định, lễ ký kết hôm nay chính là cột mốc quan trọng, thể hiện sự hợp tác lâu bền giữa Việt Nam và EU.

Bà Cecilia Malmstrom tin tưởng rằng, hiệp định sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, doanh nghiệp của cả Việt Nam và EU, với 99% dòng thuế được xoá bỏ cùng nhiều mặt hàng được hưởng lợi, hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy đầu tư giữa hai bên.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc ký kết các Hiệp định về thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ngày hôm nay là một sự kiện quan trọng đối với tất cả chúng ta, đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU đã được khởi xướng từ năm 2012, phù hợp với định hướng phát triển vì sự thịnh vượng chung của 02 nền kinh tế, thể hiện sự ghi nhận và coi trọng của EU đối với vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế với tư cách là một nền kinh tế năng động, sẵn sàng cải cách để hội nhập.

Đồng thời, các hiệp định được ký kết ngày hôm nay còn mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy kết nối kinh tế giữa cộng đồng kinh tế ASEAN và EU cũng như góp phần phát triển kinh tế toàn cầu, ông Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Để hiện thực hóa những cơ hội và lợi ích từ việc thực thi các Hiệp định này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ, Chính phủ đã và đang chỉ đạo rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách đầu tư, kinh doanh, theo đó sẽ nghiên cứu, rà soát, đề xuất trình Quốc hội xem xét sửa đổi.

Bên cạnh đó, cũng bổ sung hoặc ban hành một số đạo luật quan trọng như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Luật lao động và một số Luật về thuế... để tiếp tục đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường và thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp. 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu khai mạc tại Lễ ký. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, EVFTA là Hiệp định có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong chiến lược về hội nhập của Việt Nam. Đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với những tiêu chuẩn rất cao và có tính toàn diện mà cả EU và Việt Nam dồn nhiều công sức để đàm phán, hoàn tất thủ tục pháp lý để ký kết trong tháng Sáu này.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc thực hưởng những điều kiện mà EU dành cho Việt Nam thì Việt Nam không chỉ nâng cao được kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều với các nước EU mà còn có điều kiện để tiếp tục hoàn thiện nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đặc biệt là có điều kiện hình thành chuỗi giá trị mới của chúng ta với một đối tác quan trọng trên thế giới.

‘‘Châu Âu là đối tác quan trọng của Việt Nam cả về nhiều mặt như công nghệ, nguồn lực đầu tư… Vì vậy, Việt Nam có quyền tin tưởng, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - EU là mối quan hệ hợp tác rất căn bản, quan trọng trong chiến lược phát triển của hai bên’’, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Công thương cũng khẳng định, cùng với các FTA khác như CPTPP hay RCEP và hệ thống các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã có, chắc chắn EVFTA sẽ cộng hưởng và tạo nên sự phát triển mang tính đột biến, giúp hướng tới sự phồn vinh, tiến bộ xã hội, cũng như tiến tới việc hoàn thiện các khuôn khổ pháp luật để phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa của nước nhà.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu vào hội trường chuẩn bị lễ kỹ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu vào hội trường chuẩn bị lễ kỹ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Được khởi động từ tháng 6/2012, đến cuối năm 2015, Việt Nam và EU đã kết thúc quá trình đàm phán và tích cực thực hiện công tác rà soát pháp lý nhằm tiến tới sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Đến tháng 9/2017, EU chính thức đưa ra một định dạng mới cho hiệp định sẽ ký kết với Việt Nam. EU đã đề xuất tách FTA thành 2 hiệp định độc lập là EVFTA và EVIPA.

Theo lịch trình, sau khi được ký kết, hai hiệp định EVFTA và EVIPA sẽ được trình lên Nghị viện châu Âu (EP) và nghị viện của 28 nước thành viên bỏ phiếu thông qua.

Theo đánh giá, EVFTA sẽ được EP thông qua vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2020. Còn EVIPA sẽ mất nhiều thời gian hơn, ít nhất là 2 năm để EP và nghị viện của 28 quốc gia thành viên thông qua.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự lễ ký. (Ảnh: Nguyễn Hồng).

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự lễ ký. (Ảnh: Nguyễn Hồng).

EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

FTA thế hệ mới này không chỉ tạo điều kiện để nâng cao kim ngạch hai chiều mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giúp chúng ta tham gia chuỗi giá trị mới. Đồng thời, khi Hiệp định được thực thi, Việt Nam sẽ tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kỹ thuật cao của thị trường EU. Điều này tạo cho vị thế và sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam được nhân lên nhiều lần.

Theo Bộ Công Thương, cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ... là rất đáng kể.

Tháng 10 năm 2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

Tháng 6 năm 2012: Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

Tháng 12 năm 2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu khởi động tiến trình rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.

Tháng 6 năm 2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật

Tháng 9 năm 2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên. Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm:

- Hiệp định Thương mại tự do chính là toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với Hiệp định này, EU có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời.

- Hiệp định Bảo hộ đầu tư bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư (Hiệp định IPA). Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thực thi.

Tháng 6 năm 2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.

Tháng 8 năm 2018:Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.

Ngày 17 tháng 10 năm 2018:Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA.

Ngày 25 tháng 6 năm 2019: Hội đồng châu Âu phê duyệt cho phép ký các Hiệp định.

Ngày 30/6/2019: Hiệp định sẽ chính thức được ký kết tại Hà Nội.