Liên kết vùng trong phát triển kinh tế: Tìm “nhạc trưởng” điều phối

Diendandoanhnghiep.vn “Đối với liên kết vùng, chúng ta phải phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của từng tỉnh đặt trong tương quan cả một vùng".

Đây là phần trả lời của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên chất vấn của Quốc hội vừa diễn ra.

p/Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ trả lời chất vấn các đại biểu quốc hội.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ trả lời chất vấn các đại biểu quốc hội.

Tìm căn nguyên hạn chế

Mặc dù, thời gian gần đây, câu chuyện liên kết vùng được nhắc đến khá nhiều trong các chủ trương của Đảng, Chính phủ. Cả nước có 7 vùng kinh tế trọng điểm, nhưng trên thực tế sự liên kết phát triển kinh tế vùng rất hạn chế và còn yếu kém, chưa có sự gắn kết giữa các địa phương và trong đầu tư chủ yếu chú trọng vùng lõi là các trung tâm, thành phố lớn mà bỏ qua các địa phương lân cận đóng vai trò là vệ tinh, bổ trợ cung cấp nguồn tài nguyên, nguồn nguyên liệu cho vùng trung tâm.

Giải đáp băn khoăn này của ĐBQH Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, cơ chế điều phối vùng rất quan trọng. Còn trụ cột của liên kết vùng trước hết chúng ta phải có được một quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Sau đó thì Nhà nước phải đầu tư cùng các nguồn lực xã hội, phải huy động để hoàn thiện các hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng, mà ưu tiên là những lĩnh vực có tính chất kết nối và lan tỏa cả vùng.

“Nhà nước phải tạo ra những cơ chế để các doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị, các sản phẩm ở vùng này. Việc này nhà nước, Chính phủ không làm được, chỉ có doanh nghiệp mới làm được”, ông Huệ khẳng định.

Theo đánh giá của ĐBQH Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long), liên kết vùng vẫn còn những khó khăn về mặt hành chính. Bởi mỗi địa phương là một đơn vị kinh tế tương đối độc lập, nhận ngân sách hoặc có ngân sách độc lập và chịu sự điều tiết từ trung ương hoặc điều tiết về trung ương cũng tương đối độc lập. Đây là bài toán vừa phải giải về mặt thực tiễn, tức là làm sao có thể tạo ra hiệu quả liên kết của những địa phương có cùng điều kiện như nhau. Bên cạnh đó, việc liên kết hiện nay chủ yếu dựa trên tính tự nguyện, không có sự ràng buộc chặt chẽ nào.

Để địa phương tự nguyện hay có cơ chế ràng buộc

Để khắc phục những nhược điểm này, theo ông Thắng trước tiên là cần phải có định hướng chung về chủ trương trên phạm vi cả nước, để làm sao tạo ra những vùng kinh tế - xã hội đúng nghĩa. Thứ hai, phải có định hướng cụ thể về phát triển kinh tế để làm sao các địa phương trong cùng một vùng cùng có định hướng về mặt kinh tế. Thứ ba, bản thân các địa phương phải nhận ra được ưu thế từ việc liên kết vùng, tạo ra những vùng sản xuất lớn ngoài địa phương mình, lúc đó mới tạo ra những thế nhất định về xuất khẩu, cạnh tranh và thu hút được đầu tư.

Nói về liên kết vùng, trong đó có câu chuyện liên kết giữa các địa phương, ĐBQH Phan Nguyễn Như Khuê (TP HCM) đặt vấn đề, giữa TP HCM và các tỉnh vùng ĐBSCL có mối liên kết rất chặt chẽ. TP HCM và vùng ĐBSCL đã có sự gắn kết các chương trình nhằm tạo thêm sự bổ trợ cho nhau vào một vòng khép kín nhằm thúc đẩy các sản phẩm đặc trưng của vùng.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, vấn đề cơ chế điều phối hiện nay ở miền Trung là tự nguyện, tức là lập ra một hội đồng, sau đó luân phiên nhau và hoạt động khá hiệu quả. Còn ĐBSCL, Thủ tướng Chính phủ đang giao cho Bộ trưởng Bộ KH&ĐT phụ trách điều phối vùng này, nhưng chưa đủ hiệu lực vì những liên kết vùng này có liên quan đến rất nhiều bộ, ngành.

Thực tế, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, TP HCM và Đông Nam Bộ đã có đề xuất Chủ tịch TP HCM là Trưởng ban điều phối vùng và xin đề xuất có một Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo liên kết vùng này với một cơ chế điều phối hợp lý. Đây là vấn đề hợp lý sẽ được báo cáo Thủ tướng chính phủ xem xét.- Phó thủ tướng nhất mạnh.

ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp): Rất cần có một Phó Thủ tướng chủ trì

Nhân dân 13 tỉnh ĐBSCL rất phấn khởi khi Thủ tướng Chính phủ vào Cần Thơ họp sau đó ban hành Nghị quyết 120 về liên kết vùng. Từ thời điểm đó đến nay đã gần 6 tháng, tuy nhiên khi tổ chức thực hiện thì gặp rất nhiều khó khăn, do không có một cơ quan, đơn vị nào đứng ra chủ trì để cùng với các bộ, ngành, tỉnh, thành cùng triển khai tổ chức thực hiện. Cho nên theo tôi, Thủ tướng Chính phủ cần phân công một Phó Thủ tướng, cụ thể là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì và cùng các bộ, ngành trung ương cũng như các tỉnh thành để giao nhiệm vụ làm cái gì. Nguồn vốn xuất phát từ đâu để các bộ ngành về địa phương làm việc cụ thể để lên kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện… Chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ từ trung ương đến địa phương như vậy thì liên kết vùng mới thực sự mang lại hiệu quả.

ĐBQH Trần Anh Tuấn (TP HCM): Nhạc trưởng vùng có vai trò quan trọng

Để liên kết vùng thực sự hiệu quả thì đòi hỏi các địa phương cũng như các bộ, ngành cùng phải đồng tâm hiệp lực thì mới tạo ra động lực cho sự phát triển chung cho cả vùng. Câu chuyện liên kết sẽ liên quan rất nhiều đến tổ chức bộ máy, cơ chế phối hợp… do đó vai trò của một “nhạc trưởng” trong việc chỉ đạo liên kết từng vùng và các vùng với nhau là vô cùng quan trọng. Vấn đề đặt ra hiện nay là ai sẽ là nhạc trưởng điều phối.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Liên kết vùng trong phát triển kinh tế: Tìm “nhạc trưởng” điều phối tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713565789 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713565789 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10