Liệu có thể phạt tù chủ trang mạng?

Hoàng Minh 23/08/2018 18:13

Trách nhiệm thuộc về ai và đến đâu khi hàng nghìn tỷ đồng thu nhập từ các trang mạng xã hội như Google, Facebook, YouTube... bị “bỏ quên” nhiều năm?

Đây là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm trước sự kiện Cục Thuế TPHCM vừa đưa vào “tầm ngắm” 598 tổ chức và 17.130 cá nhân có nhận thông qua 4 ngân hàng trên cả nước với tổng số tiền hơn 1.114,8 tỉ đồng.

p/Nếu xác minh tại tất cả các ngân hàngp/và triển khai áp dụng trên toàn quốc thì số thuế truy thu cho ngân sách có thể rất lớn”.

Nếu xác minh tại tất cả các ngân hàng và triển khai áp dụng trên toàn quốc thì số thuế truy thu cho ngân sách có thể rất lớn”.

Cơ quan thuế lúng túng?

Mặc dù, Điều 7 Luật Quản lý thuế 2006 và Thông tư 92/2015 quy định, cá nhân có doanh thu dưới 100 triệu đồng không phải kê khai, nộp thuế. Người có doanh thu trên mức này thì phải kê khai, nộp thuế với tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5% và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%. Tuy nhiên, dường như cả cơ quan thuế và các tổ chức cá nhân đã "bỏ quên" những quy định này.

Việc bóc tách hơn 1.000 tỷ đồng doanh thu từ các tổ chức và cá nhân có nhận thu nhập từ các trang mạng xã hội như Google, Facebook, YouTube... chỉ vừa được công bố sau nhiều năm phát sinh thuế.

Ông Đỗ Quốc Tuấn, Phó trưởng Phòng Thanh tra thuế số 4 (Cục Thuế TP HCM), cho biết: “Tại TP HCM hiện nay mới xác minh tại 4 ngân hàng trên địa bàn, thời gian xác minh thu nhập cũng chỉ từ năm 2014 đến hết tháng 11/2017 đã bóc tách hơn 1.000 tỉ đồng. Nếu được xác minh tại tất cả các ngân hàng và được triển khai áp dụng trên toàn quốc thì số thuế truy thu cho ngân sách có thể rất lớn”.

Trong khi đó, chuyên gia thuế Nguyễn Thái Sơn cho rằng, đây là nguồn thu thuế mà các cơ quan thuế Việt Nam gặp lúng túng về quản lý, rà soát thu trong thời gian qua. Để khắc phục tình trạng này, ông Sơn cho rằng, các cơ quan chức năng trước mắt có thể căn cứ theo Luật Quản lý thuế để đề nghị các ngân hàng kiểm tra lại dòng tiền được chuyển về Việt Nam từ các ông lớn công nghệ như Google, YouTube hay Facebook. Từ đó nắm được thông tin các cá nhân, doanh nghiệp nhận thu nhập khủng từ nước ngoài nhưng không kê khai thuế để có giải pháp phù hợp, tăng nguồn thu thuế.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đến đâu?

Theo Luật sư Hoàng Trọng Giáp - Giám đốc Công ty luật Hoàng Sa,việc kê khai, nộp thuế là nghĩa vụ phải biết, phải thực hiện của mỗi công dân được quy định trong luật.

Cố tình không kê khai, nộp thuế là hành vi vi phạm pháp luật hiện hành. Nghĩa vụ này được quy định cụ thể trong Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Theo luật hiện hành, người vi phạm các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước có thể bị xử lý hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chậm kê khai thuế. Các chế tài phạt được quy định tại Nghị định 129/2013 và Thông tư 166/2013 quy định về xử phạt hành chính thuế. Theo đó, mức phạt tiền bằng 3 lần tính trên số tiền thuế trốn, gian lận. Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc nộp đủ số tiền trốn, gian lận vào ngân sách.

Tuy nhiên, nếu có yếu tố hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2017. Mức phạt tù cao nhất đối với tội trốn thuế là 7 năm. Hình phạt bổ sung gồm cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 1-5 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Rõ ràng, việc nâng cao nhận thức của người dân trong việc tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế , có thu nhập thì phải thực hiện kê khai, nộp thuế, tạo công bằng xã hội đang còn nhiều bất cập.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Liệu có thể phạt tù chủ trang mạng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO