Tuần làm việc ngày càng ngắn lại?

Diendandoanhnghiep.vn Nước Anh bắt đầu thử nghiệm làm việc 4 ngày một tuần. Theo dòng lịch sử, giờ làm việc của con người đang ngày càng được rút ngắn.

>> Ai quy định giờ làm việc?

Nước Anh bắt đầu thử nghiệm làm việc 4 ngày một tuần

Nước Anh bắt đầu thử nghiệm làm việc 4 ngày một tuần

Theo thông tin từ Vương Quốc Anh, từ ngày 6/6, 70 công ty với 3.000 người lao động ở quốc gia này tiến hành chương trình thí điểm làm việc 4 ngày/tuần lớn nhất từ trước đến nay với mô hình 100:80:100.

Mô hình này được lý giải là: nhân viên nhận được 100% lương, làm việc 80% thời gian và cam kết đạt 100% năng suất.

Theo The New York Times, đây là thử nghiệm mới nhất trong suốt nhiều thập kỷ vừa qua nhằm giảm số giờ làm nhưng vẫn giữ nguyên mức lương cho người lao động.

Không chỉ Vương Quốc Anh, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã, đang và sẽ thí điểm, triển khai những chính sách tương tự.

Chẳng hạn tại Mỹ, một số doanh nghiệp cho phép nhân viên cắt giảm tuần làm việc bằng cách nghỉ thứ 6, làm việc theo ca kết hợp, giảm lương để làm việc ít giờ hơn hoặc tự cho nhân viên đặt ra lịch làm việc. Cuối tháng 10 năm nay Mỹ cũng thử nghiệm làm 4 ngày/tuần.

Tại New Zealand, một số công ty đang thử nghiệm tuần làm việc ngắn hơn theo lời kêu gọi của Thủ tướng Jacinda Ardern vào tháng 5 năm 2020.

Tại Tây Ban Nha, hồi tháng 4 năm ngoái chính phủ bắt đầu thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần. Lần thử nghiệm kéo dài 3 năm với 50 triệu euro kinh phí để giúp các công ty giảm rủi ro với chính sách này.

nhiều quốc gia cũng đã, đang và sẽ thí điểm, triển khai chính sách tương tự

nhiều quốc gia cũng đã, đang và sẽ thí điểm, triển khai chính sách tương tự

Hay tại Scotland, tháng 9 năm ngoái nước này công bố kế hoạch thí điểm tuần làm việc 4 ngày áp dụng cho công việc văn phòng.

Hoặc chính phủ Nhật Bản cũng công bố kế hoạch khuyến khích doanh nghiệp áp dụng làm việc 4 ngày/tuần vào tháng 6/2021.

Các thay đổi này đều nhằm hướng đến mục tiêu giúp người lao động có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn và năng suất làm việc tốt hơn. Trên thực tế thời gian làm việc như hiện tại đều phải qua quá trình đấu tranh và phát triển lâu dài.

Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 1760 - 1840, giới chủ chỉ có một mục tiêu duy nhất là tăng sản lượng nhà máy lên càng nhiều càng tốt. Khi đó nhà máy phải hoạt động 24/7 thì mới có thể thỏa mãn mong đợi của các lãnh đạo.

Mục tiêu này khiến các công nhân nhà máy rơi vào khung làm việc vô cùng dài và vô nhân đạo, phải làm đến 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Sự bất mãn và mệt mỏi từ người lao động khiến khối lượng công việc không thể duy trì lâu dài và năng suất tổng thể của nhà máy giảm rõ rệt.

Khi đó, nhà vận động nhân quyền người Anh Robert Owen khởi xướng chiến dịch đòi “8 giờ lao động, 8 giờ giải trí, 8 giờ nghỉ ngơi.”

Một số công ty làm theo gợi ý này của Owen và đem lại kết quả đáng kinh ngạc, chẳng hạn Ford Motor. Vào năm 1914, Ford thực hiện chiến lược này, giảm giờ làm xuống còn một nửa, đồng thời tăng gấp đôi lương cho nhân viên. Điều này dẫn đến sự phát triển lớn cho Ford và lợi nhuận hai năm tăng gấp đôi.

8 giờ lao động, 8 giờ giải trí, 8 giờ nghỉ ngơi.

8 giờ lao động, 8 giờ giải trí, 8 giờ nghỉ ngơi.

Với thành công của Ford, nhiều doanh nghiệp khác phải nhìn nhận lại khung thời gian làm việc cho nhân viên. Kể từ đó ngày làm việc 8 tiếng được xem là tiêu chuẩn cho năng suất và thành công.

Đến thời điểm hiện nay, khi công nghệ nâng cao, hỗ trợ, rút ngắn, giảm tải công việc cho con người, đồng thời internet/ công nghệ đám mây giúp mọi người có thể làm việc ở mọi lúc mọi nơi, thì người ta bắt đầu tìm cách giảm thiểu số ngày làm trong tuần, chẳng hạn chương trình làm 4 ngày/tuần như đã đề cập ở trên.

Các nghiên cứu cho thấy những chương trình làm 4 ngày/tuần đem đến những hiệu quả nhất định.

Chẳng hạn từ năm 2015 đến 2019, các cơ sở làm việc ở Iceland tiến hành thử nghiệm giảm giờ làm xuống còn 35-36 giờ/tuần (tiêu chuẩn trước là 40 giờ/tuần) và không giảm lương với sự tham gia của 2.500 người lao động.

Kết quả cho thấy dù giảm thời gian làm, thế nhưng năng suất của nhân viên vẫn giữ nguyên hoặc thậm chí được cải thiện. Ngoài ra sức khỏe cũng được cải thiện và ít xảy ra tình trạng căng thẳng, kiệt sức vì công việc.

Hoặc một kết quả nghiên cứu từ Trường Kinh doanh Henley của Đại học Reading trên 2.000 nhân viên ở Anh về việc làm 4 ngày/tuần cho thấy ⅔ doanh nghiệp ghi nhận cải thiện về năng suất lao động, 78% cho biết nhân viên hạnh phúc hơn, 70% cho biết nhân viên ít căng thẳng hơn và 63% cho biết làm 4 ngày/tuần giúp thu hút và giữ chân người lao động.

Những con số thống kê này cho thấy hiệu quả của chính sách làm 4 ngày/tuần. Tuy nhiên cần lưu ý rằng các thử nghiệm và hiệu quả này chỉ mới được phân tích, xem xét ở các nước phát triển và các công ty lớn. Còn ở những nước đang phát triển hoặc các công ty tầm trung và nhỏ, thì vẫn còn nhiều điều cần nghiên cứu và xem xét.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tuần làm việc ngày càng ngắn lại? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713591234 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713591234 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10