Lộ diện các “ông lớn” cổ tức 2018

Lê Mỹ 31/03/2018 06:10

Mùa đại hội đồng cổ đông thường niên thường diễn ra bắt đầu từ tháng 3 hàng năm, nhưng năm nay đã khởi động khá sớm và hứa hẹn nhiều tín hiệu tích cực với cổ tức được chia ở mức cao.

Ở mọi “thời kỳ” chia cổ tức, có lẽ đứng trên đỉnh cao xét về tỷ lệ chia, CTCP VinaCafe Biên Hòa (HoSE: VCF) xứng đáng giữ top 1.

p/HDBank tuy chưa tổ chức Đại hội cổ đông, nhưng đã lên kế hoạch trình Đại hội cổ đông dự chi cổ tức năm nay ở mức từ 30%.

HDBank tuy chưa tổ chức Đại hội cổ đông, nhưng đã lên kế hoạch trình Đại hội cổ đông dự chi cổ tức năm nay ở mức từ 30%.

Chóng mặt với cổ tức

Trước khi dồn 100% cổ phần về Masan, VCF đã ra quyết định chia quyền nhận cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 660%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 66.000 đồng, là mức mà các doanh nghiệp niêm yết nói chung rất khó vượt. Đây là quyết định mang tính lịch sử và cũng có tính thời điểm với chính VCF. Theo đánh giá của giới đầu tư, đây nên được hiểu là những thỏa thuận thích đáng để đi đến hồi kết M&A.

Sau VCF, hàng loạt doanh nghiệp cũng chia cổ tức khủng trên 100%. Vicostone (VCS) với kết quả lợi nhuận trước thuế 2017 đạt 1.125 tỷ đồng, ghi dấu 1 năm thành công của nhà sản xuất phân phối vật liệu xây dựng dự chi 140%, trong đó cổ phiếu thưởng là 100% và 40% bằng tiền mặt.

Ở lĩnh vực tưởng chừng “khó nhằn” về kinh doanh, tính đến thời điểm khép lại kết quả kinh doanh năm 2017, CTCP May Xuất khẩu Phan Thiết (UpCOM: PTG) vẫn khiến cổ đông hoan hỉ với kế hoạch chia cổ tức khủng tại mức 120% vốn điều lệ. Nguồn chia từ lợi nhuận 2017 và lũy kế, tức cổ tức “cộng dồn” và cần được giải cơn khát đúng lúc cho cổ đông.

  Ngân hàng nói riêng, doanh nghiệp nói chung đã “ăn nên làm ra”, bước hẳn qua giai đoạn khó khăn cách đây vài năm. Điều này được thể hiện rõ qua việc chia cổ tức của các đơn vị này. 

Chia cổ tức gần xấp xỉ 100%, trong đó có 80% bằng tiền mặt và 15% cổ tức của 2017, CTCP Gemardept (HoSe: GMD) cũng đã san sẻ lợi nhuận bán vốn cổ phần 2 Cty con cho đối tác nước ngoài tới các đồng sở hữu. So với mức cổ tức cao nhất được chi trả trong những năm trước đây của chính GMD là 20%, thì đây là bước đột phá “khủng”.

Trong khi đó, tuy lên sàn mới hơn 1 năm, nhưng Vietjet Air (HoSe: VJC) đã xác lập được vị thế của một ông lớn tư nhân luôn sẵn sàng chia lợi ích vì quyền lợi cổ đông. Với quy mô vốn hóa thị trường lớn, giá cổ phiếu được định giá cao trên mức 200.000đ/cp, cổ tức được chia ngoài tiền mặt tạm ứng đã 40% của VJC, tính thêm cả cổ phiếu thưởng, đem lại khoản lợi lớn cho cổ đông.

Như vậy, điểm sơ những cái tên trên sàn chứng khoán đang mở màn mùa chia cổ tức cao năm nay, sẽ thấy đặc thù chung là các doanh nghiệp kinh doanh những ngành có khai thác sâu thị trường 95 triệu người Việt và xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ sẽ chia cổ tức từ kết quả lợi nhuận khả quan.

Bước ngoặt của ngành ngân hàng

Năm 2018 là mùa chia cổ tức “đặc biệt” của ngành ngân hàng. Bởi trước nay, “kẽo kẹt” là tình trạng chung của ngành ngân hàng khi chia cổ tức, thậm chí có năm nếu muốn chia cổ tức, ngân hàng dù TMCP cũng phải được Ngân hàng Nhà nước “gật đầu”.

Điển hình và đi đầu, VPBank thông qua kế hoạch chia cổ tức lẫn cổ phiếu thưởng 2017 ở mức 67%, trong đó 55% là tiền mặt.

HDBank tuy chưa tổ chức đại hội cổ đông nhưng cũng đã lên kế hoạch trình cổ đông dự chi cổ tức năm nay ở mức từ 30%. Cùng có lãnh đạo điều hành như Vietjet Air, HDBank luôn có “truyền thống” chia cổ tức “ngay và luôn”, kể cả trong những thời điểm các NHTM đều im lặng trước yêu cầu đòi chia cổ tức. Một thông tin chưa chính thức cũng cho biết, ngoài mức cổ tức bằng tiền khá cao so với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng, năm nay HDBank có thể còn triển khai kế hoạch chia cổ phiếu thưởng, ESOP, như một bước tiến gia tăng quyền lợi đồng sở hữu của cán bộ nhân viên.

Cổ đông VIB năm nay cũng đang ngóng đợi kế hoạch dự chi cổ tức 36% và chuyển trụ sở vào TP. HCM. Trong khi đó, các ngân hàng TMCP có vốn quốc doanh cũng đã bước đầu có động thái mới về chia cổ tức. Trong đó, Vietinbank, Vietcombank 27%, MBBank với 25%…

Theo đánh giá của chuyên gia tài chính Lê Ngọc Hoàn, đột phá của các ngân hàng trong chia cổ tức cho thấy: Ngân hàng nói riêng, doanh nghiệp nói chung đã “ăn nên làm ra”, bước hẳn qua giai đoạn khó khăn cách đây vài năm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lộ diện các “ông lớn” cổ tức 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO