Lo lãi vay đắt đỏ khi lãi suất huy động tăng cao

Diendandoanhnghiep.vn Đợt điều chỉnh lãi suất tiết kiệm đầu Xuân Nhâm Dần của một loạt các ngân hàng khiến doanh nghiệp phải đặt câu hỏi: Lãi huy động cao như vậy thì cho vay lãi suất bao nhiêu?

Lãi suất huy động đồng loạt tăng, nhà giàu hưởng lợi

Ngân hàng rần rần tăng lãi suất tiết kiệm đầu năm Nhâm Dần

“Mở bát” đầu năm về mức tăng ngoạn mục lãi suất huy động nhằm hút tiền tiết kiệm dân cư sau ngày nghỉ Tết Nguyên đán, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tung chương trình Prime Savings, áp dụng cho khách mở mới CIF trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm gửi tiền, khách hàng hiện hữu không có tín dụng online, với ưu đãi lãi suất cho các kỳ hạn từ > 6 tháng: Nhân đôi lãi suất trong tháng đầu tiên và không giới hạn sổ gửi, tiền gửi tối thiểu từ 10 triệu đồng trở lên.

VPBank nổ

VPBank nổ "phát pháo" đầu xuân với mức lãi suất hút tiết kiệm hấp dẫn. Ảnh: VPB

Đặc biệt, khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm Prime Savings kỳ hạn 12 tháng sẽ được hưởng lãi suất tháng đầu tiên là 12,2 hoặc 12,4%/năm tương ứng với số tiền gửi dưới 300 triệu đồng hoặc từ 300 triệu đồng trở lên. 

So với một loạt các ngân hàng cũng rần rần tăng lãi suất huy động hút tiết kiệm đầu năm Nhâm Dần khác, lãi suất ưu đãi VPBank đề ra là mức cao kỷ lục tính theo các chương trình đang tung ra đến lúc này trên toàn hệ thống.

Một số ngân hàng có các chương trình lì xì khách hàng gửi tiết kiệm đầu năm đáng chú ý là: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) lì xì tiền mặt (100.000 đồng) cho khách hàng gửi tiền tại quầy trong 2 ngày 7- 8/2; Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank) có chương trình “Lì xì Lộc Phát” cho tất cả khách hàng cá nhân có tài khoản thanh toán và thực hiện các giao dịch trên tính năng Quà tặng của App HDBank đồng thời triển khai tìm tỷ phú mới mỗi năm qua chương trình ưu đãi "Vui Tết sum vầy - Đong đầy tiền tỷ", tạo cơ hội cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tối thiểu 10 triệu đồng tại HDBank trúng ngay các giải thưởng trị giá 1 tỷ đồng; 100 triệu đồng và 50 triệu đồng…

Trong khi đó Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng đã tăng lãi suất tiền gửi 0,2 - 0,5%/năm kể từ ngày 7/2. Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank), Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) ... thì nhích lãi suất thêm 0,1%-0,2% năm. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) cũng cộng thêm mức lãi suất 0,3 - 0,4%/năm cho khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến so với gửi tại quầy và mức lãi suất áp dụng đầu xuân năm mới Nhâm Dần cũng cao hơn so với cùng kỳ năm trước 0,2 - 0,4/năm tùy theo kỳ hạn gửi…

Nhìn chung, mặc dù các ngân hàng đua hút tiết kiệm tiền gửi bằng việc điều chỉnh lãi suất ưu đãi nhân dịp đầu năm, chủ yếu ưu đãi khuyến khích khách hàng gửi trực tuyến hoặc lì xì, treo giải… thực tế mặt bằng lãi suất huy động vẫn chưa hoàn toàn “vênh” cao so với mặt bằng đã được một số các ngân hàng điều chỉnh mạnh tay đầu tháng 12/2021.

Làm nóng hơn quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp

Mức lãi suất huy động từ kỳ hạn 12 tháng trở lên, trong top các ngân hàng dẫn đầu lãi cạnh tranh, theo thống kê của DĐDN khi đó và hiện vẫn đang dao động từ 6,70 -7,10% / năm, có điều kiện và ưu tiên cho các khoản tiền gửi lớn, chủ yếu giúp các ngân hàng tăng thanh khoản ổn định, đảm bảo tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức thấp.

Đặc biệt "bộ tứ quyền lực" - nhóm Big 4 ngành ngân hàng, mặc dù thị phần tín dụng đã suy giảm trong một, hai năm gần đây song biến động lãi suất trên biểu niêm yết của họ vẫn là tín hiệu xanh của dòng điều chỉnh lãi suất hệ thống, thì vẫn khá ổn định. Cụ thể hiện lãi suất kỳ hạn 12 tháng cao nhất tại 4 ngân hàng này là 5,6%/năm áp dụng tại Vietcombank và VietinBank, còn tại Agribank và BIDV là 5,5%/năm. Hay như chính VPBank thì chương trình lãi suất “đột biến” nhân đôi, ở ngưỡng cạnh tranh nhất trên thị trường, áp dụng trong tháng đầu tiên đúng thực tế cũng là từ 10,6%/năm trở lên. Các tháng về sau, lãi suất áp dụng như biểu lãi theo kỳ hạn đang niêm yết là 6,1 và 6,2%/năm.

Lãi suất vay sẽ tăng?

Tuy vậy, có nhiều yếu tố bao gồm cả việc các ngân hàng đang rần rần hoặc rỉ rả tăng lãi suất huy động từ tháng 12- nay, vẫn khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại lãi suất vay sẽ đắt lên trong thời gian tới.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khó khăn với lãi vay tăng lên? Ảnh: Quốc Tuấn

Ông Phùng Ngọc Hà, Giám đốc một Công ty Môi giới và Giao dịch Bất động sản khu Nam cho biết, hiện đã có một số doanh nghiệp lo ngại vốn vay sẽ khó khăn hơn từ “tứ phía”. Phía kênh thị trường vốn trái phiếu, việc phát hành riêng lẻ theo dự thảo quy định mới đây sẽ không còn dễ dàng. Cùng với đó, sau vụ việc công ty V. và công ty A. nhiều nhà đầu tư cũng đã bắt đầu lo ngại thời “liều ăn nhiều không còn dễ”, nên sẽ thận trọng xem xét kênh trái phiếu hệ “3 Không” kỹ càng hơn. “Ở phía tiếp cận tín dụng, khối bất động sản vốn dĩ cũng đang phải chịu vay lãi suất cao hơn so với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên, và vay được là đã quá tốt với điều kiện đó là doanh nghiệp có mối quan hệ đồng hành gắn bó dài, vay vốn dài với ngân hàng, còn nếu không bây giờ mà vào tiếp cận, ngân hàng cũng rất thận trọng”, ông Hà cho biết, đồng thời nói thêm, lo ngại lãi suất vay đắt lên hiện tại không chỉ chủ đầu tư doanh nghiệp, mà còn cả người vay đầu tư nhà đất. Nhiều khu vực đã tăng giá mạnh do sóng đầu cơ thời gian qua, nhưng nhà đầu tư có dùng đòn bẩy tài chính mà chưa “thoát” được hàng, thì năm 2022 dự báo sẽ không còn sóng đầu cơ đẩy giá cao lên nhiều lần như trước nữa.

Lãi ngân hàng có thể “ăn” hết lãi sinh lợi đầu tư, thậm chí vào vốn nếu đắt đỏ và áp lực trả lãi sẽ rất lớn cho nhà đầu tư cá nhân, người vay mua nhà nếu nguồn thu nhập của khách hàng bị “đứng” vì COVID-19. Thị trường hiện chỗ có sóng vẫn sóng, chỗ không có vẫn không có và “ngộp nợ ngân hàng” tranh bán tháo chồng chất. Bất động sản vẫn sẽ là khu vực lo lãi vay tăng cao nhất tới đây”, ông Hà nói.

Trao đổi với DĐDN, Tổng Giám đốc một nhà băng nhận định, nhìn một cách tổng quan, việc các ngân hàng điều chỉnh nhích tăng lãi suất không chỉ vì đua hút tiết kiệm đầu năm Nhâm Dần theo thông lệ người gửi tiền sẽ gửi khoản rỗi “lấy may” nhiều hơn dịp năm mới. Những tín hiệu về lạm phát ở các nền kinh tế lớn toàn cầu khiến ngân hàng có “động cơ” tăng lãi suất nhất định trong khuôn khổ quy định. Bên cạnh đó, với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành đã được Ngân hàng Nhà nước dự kiến tới 14% thậm chí cao hơn, nhằm mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, đón sóng phục hồi sản xuất kinh doanh với nhu cầu vốn tăng cao, các nhà băng cũng đặt kế hoạch hút vốn tích cực nhất có thể nhằm đáp ứng thị trường. “Chưa có tín hiệu cụ thể về việc ngành ngân hàng sẽ lập mặt bằng lãi suất mới và chúng tôi vẫn còn đang theo dõi chặt các biến số kinh tế cũng như diễn biến trên thị trường”, ông này nói.

Theo tính toán của TS. Nguyễn Xuân Thành, Trường ĐH Fulbright, lãi suất của Việt Nam sẽ chưa diễn ra điều chỉnh gì mới, dự báo khả năng vẫn giữ mặt bằng thấp hiện tại cho tới hết tháng 4 năm nay. Kỳ vọng lãi vay chưa tăng, theo đó, được xem là một trong những động lực, điều kiện quan trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay cạnh tranh, có thể sản xuất kinh doanh hiệu quả ở thời kỳ mà các hệ lụy COVID-19 vẫn còn là thách thức nặng nề với hầu hết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lo lãi vay đắt đỏ khi lãi suất huy động tăng cao tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713570313 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713570313 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10