Lộ trình trạm thu phí không dừng: Nền kinh tế thị trường - Vì sao vẫn độc quyền... “ra lệnh”?

Diendandoanhnghiep.vn Việc chỉ định liên danh nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng ETC, điều chỉnh nội dung, ấn định % doanh thu, trích lại cho đơn vị vận hành ETC... là “phá vỡ” nền kinh tế thị trường.

Việc Bộ GTVT áp đặt đòi thu chi phí dịch vụ ETC bằng 4,5% doanh thu chẳng khác nào đưa nhà đầu tư vào thế “làm không công”.

Chỉ định nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng ETC, yêu cầu các doanh nghiệp ký phụ lục hợp đồng, điều chỉnh nội dung, ấn định % doanh thu, trích lại từ cho đơn vị vận hành ETC là “phá vỡ” nền kinh tế thị trường

Việc chỉ định nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng ETC, yêu cầu các doanh nghiệp ký phụ lục hợp đồng, điều chỉnh nội dung, ấn định % doanh thu, trích lại từ cho đơn vị vận hành ETC là “phá vỡ” nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường - Vì sao... ra lệnh?

Trao đổi với DĐDN, liên quan đến những vấn đề bất cập trong thực hiện lộ trình trạm thu phí không dừng, đại diện Công ty Đầu tư xây dựng 194 (Công ty 194), cho rằng: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Cục Đường bộ Việt Nam (TCĐBVN), năm 2018, Công ty đã ký hợp đồng sử dụng thu giá sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng với Công ty VETC. Trong đó, chi phí dịch vụ quản lý thu phí tự động không dừng bằng 50% chi phí quản lý trong hợp đồng BOT (tương đương 2.15% doanh thu). Hiện nay, Công ty VETC đã lắp đặt xong và đang vận hành từ ngày 06/4/2018.

"Tuy nhiên, mới đây Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư ký phụ lục hợp đồng với Bộ GTVT triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng với tỷ lệ 4.5% doanh thu tương đương 369 tỷ đồng, đã đưa chúng tôi vào thế khó khăn” - Đại diện Công ty 194 nói.

Cũng theo vị đại diện này, tỷ lệ 4,5% doanh thu là chi phí quản lý, vận hành trạm BOT mà nhà đầu tư được phép thu. Việc Bộ GTVT áp đặt đòi thu chi phí dịch vụ ETC bằng 4,5% doanh thu chẳng khác nào đưa nhà đầu tư vào thế “làm không công”.

Theo đại diện Công ty 194, tại các cuộc họp đàm phán thương thảo với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, doanh nghiệp đã đề nghị làm rõ cụ thể chi phí quản lý thu, chi phí đầu tư lắp đặt thiết bị thu phí không dừng và nêu rõ phương án tài chính, thời gian hoàn vốn, nhưng đến nay Tổng cục Đường bộ Việt Nam vẫn chưa làm rõ. Nền kinh tế thị trường thì doanh nghiệp phải được phép tự lựa chọn, thỏa thuận với các đơn vị để cạnh tranh nhưng tại sao có sự áp đặt này?”  - Đại diện Công ty 194 đặt câu hỏi.

Đại diện Công ty 194 cho biết thêm, tại trạm thu phí BOT Cam Thịnh (Nhà đầu tư 194), việc ký phụ lục hợp đồng theo yêu cầu của Bộ GTVT sẽ làm tăng chi phí hợp đồng đã ký với VETC từ 2.15% lên 4.5% doanh thu sẽ kéo theo phát sinh thêm thời gian thu phí của dự án khoảng 01 năm 07 tháng so với phương án tài chính hợp đồng BOT ban đầu.

Việc kéo dài thời gian thu phí khiến các chỉ tiêu tài chính tăng theo (lãi suất, chi phí quản lý...) và không ai ngoài người dân, doanh nghiệp gánh chịu. Trong khi, những bất đồng như trên chưa được thoả thuận, các bên đang trong quá trình đàm phán, thương thảo và đề nghị làm rõ các chi phí liên quan để ký phụ lục hợp đồng với Bộ GTVT, thì ngày 5/7/2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam lại bất ngờ ra thông báo “nhầm” buộc 3 trạm BOT phải dừng thu phí với lý do chưa lắp đặt hệ thống thu phí không dừng, gây ra tâm lý hoang mang cho doanh nghiệp, xôn xao dư luận nhưng chưa một lần xin lỗi là khó chấp nhận - Đại diện Công ty 194 bức xúc.

Lỗi do “di sản" của lãnh đạo tiền nhiềm?

Liên quan tới bất cập về các dự án do thời tiền nhiệm để lại, đại diện Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI), cho rằng: Khi những vấn đề về BOT xảy ra, người ta nhắc đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng khi còn giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2011 – 2016), thời kỳ bùng nổ các dự án BOT giao thông. Trong quá khứ, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải tự cho rằng các dự án BOT cấp bách đến mức không chỉ định, không chủ động xử lý thì sẽ “không kịp” dẫn đến hậu quả ai cũng thấy.

“Di sản” của lãnh đạo tiền nhiệm để lại khiến cho ngành giao thông đối mặt với cả núi khó khăn, bất cập mà 2 nhiệm kỳ của 2 bộ trưởng chưa thể giải quyết hết. Có một “di sản” khác, nghiêm trọng và gây bất ổn không kém đó là thói quen “trảm” nhà đầu tư, đưa ra cách xử lý xung đột một cách chủ quan, áp đặt qua việc đơn phương yêu cầu dừng thu phí.

Sẽ như thế nào nếu một bộ phận người dân lấy cớ từ thông báo “nhầm” và đơn phương của TCĐBVN để gây rối tại 3 trạm thu phí nói trên? TCĐBVN và cơ quan chủ quản là Bộ GTVT khi không cùng nhau tháo gỡ làm cho tốt lên vấn đề BOT thì cũng đừng tạo mâu thuẫn giữa nhà đầu tư với người dân – đại diện VARSI nói.

Cũng theo đại diện VARSI, Việt Nam đã gia nhập WTO và trở thành nền kinh tế thị trường, thế nhưng tại sao vẫn còn thế độc quyền nhà cung cấp dịch vụ, thậm chí dùng mệnh lệnh, ra lệnh cho các doanh nghiệp phải thực hiện duy nhất một đơn vị cung cấp dịch vụ, trong khi, có rất nhiều doanh nghiệp mong muốn được thực hiện và với giá cạnh tranh nhưng không thể xem vào là hết sức vô lý. Do đó, về vấn đề này, VARSI đề nghị kiểm tra phạm vi, thẩm quyền của TCĐBVN và Bộ GTVT.

ngày 5/7/2019, Tổng cục ĐBVN lại bất ngờ ra thông báo “nhầm” buộc 3 trạm BOT phải dừng thu phí với lý do chưa lắp đặt hệ thống thu phí không dừng, gây ra tâm lý hoang mang cho doanh nghiệp, xôn xao dư luận nhưng chưa một lần xin lỗi là khó chấp nhận

Ngày 5/7/2019, Tổng cục ĐBVN lại bất ngờ ra thông báo “nhầm” buộc 3 trạm BOT phải dừng thu phí với lý do chưa lắp đặt hệ thống thu phí không dừng, gây ra tâm lý hoang mang cho doanh nghiệp, xôn xao dư luận nhưng chưa một lần xin lỗi là khó chấp nhận

Lý do, VARSI nhận thấy việc bàn giao các làn và toàn bộ các trạm thu phí cho đơn vị cung cấp dịch vụ ETC (trong khi các trạm thu phí đã được bộ GTVT chấp thuận thế chấp tại ngân hàng cho vay vốn đầu tư dự án BOT), và cho rằng các nội dung này vi phạm nghiêm trọng các quy định hiện hành của Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Bộ Luật Dân sự…

Hiệp hội VARSI sẽ gửi các văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước có ý kiến về việc Bộ GTVT yêu cầu bàn giao trạm thu phí và áp đặt mức tính chi phí tổ chức thu phí không phù hợp, ảnh hưởng đến tính pháp lý và phương án tín dụng. Đồng thời, sẽ gửi báo cáo đến Chính phủ đề nghị Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước và các Bộ: Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Tài Chính, Bộ KH-ĐT cùng vào cuộc để kiểm tra đánh giá việc thu phí 1 dừng trước đây đã thực hiện  có đảm bảo tính minh bạch hay không? Nay áp dụng công nghệ ETC thông qua cách thức chỉ định bổ sung đầu tư... đồng thời xem xét việc áp đặt giá thu phí dịch vụ ETC/doanh thu từ Đề án thu phí tự động không dừng của Bộ GTVT hợp lý hay không, nhất là khi đơn phương áp đặt mức phí.

Song song đó, VARSI cũng sẽ báo cáo với Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an để kiểm tra phạm vi, thẩm quyền của Tổng cục Đường bộ và Bộ GTVT “về việc đã yêu cầu tạm dừng thu phí tại các trạm thu phí”, dẫn đến việc gây mất an ninh trật tự để cho các phần từ xấu lợi dụng kích động ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Hiệp hội cũng sẽ báo cáo UBKT Trung ương đề nghị xem lại việc sai sót, sai phạm của Bộ GTVT trước đây trong việc triển khai các thủ tục đầu tư các Dự án mở rộng QL1, khi căn cứ vào quan điểm cần tiến độ để áp dụng hình thức chỉ định thầu đầu tư các Dự án Mở rộng QL1 đã để lại hệ lụy, tạo ra các xung đột tại các Trạm thu phí, phá vỡ PATC đến nay vẫn chưa giải quyết - Đại diện VARSI nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lộ trình trạm thu phí không dừng: Nền kinh tế thị trường - Vì sao vẫn độc quyền... “ra lệnh”? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713506125 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713506125 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10