Lời giải nào cho bài toán "tín dụng đen"?

Diendandoanhnghiep.vn Dù đã có nhiều quy định quản lý và liên tiếp bị các lực lượng chức năng triệt phá, thế nhưng, mối đe dọa từ "tín dụng đen" vẫn luôn tiềm ẩn, vậy, lời giải nào cho bài toán đã nêu?

>> Nâng cao vai trò hệ thống ngân hàng, đẩy lùi “tín dụng đen”

Theo thống kê của cơ quan Công an, chỉ sau 2 năm thực hiện Chỉ thị 12/2019/CT-TTg của Thủ tướng về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen", lực lượng này đã phát hiện 1.047 vụ với 1.718 đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến "tín dụng đen". Trong đó, đã khởi tố 554 vụ với 990 đối tượng, gồm các tội danh liên quan đến giết người, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Nhiều vụ việc liên quan đến các ổ nhóm

Nhiều vụ việc liên quan đến các ổ nhóm "tín dụng đen" đã bị cơ quan chức năng triệt phá trong thời gian qua - Ảnh minh họa

Đáng nói, dù đã có nhiều quy định quản lý, cùng sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng, thế nhưng, loại hình vi phạm này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi liên tiếp trong thời gian gần đây, các vụ việc liên quan đến "tín dụng đen" bị triệt phá ngày càng gia tăng với lãi suất có những vụ lên đến 1.000%/năm.

Như ngày 29/11, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bắc Ninh đã bắt giữ hai anh em ruột là Ngô Văn Triển (SN 1980) và Ngô Văn Vọng (SN 1982) cùng ở xã Lâm Thao, huyện Lương Tài vì có hành vi cho vay lãi nặng. Bước đầu điều tra, Cơ quan Công an xác định, trong khoảng từ cuối năm 2018 đến nay, Triển và Vọng đã cho nhiều người vay tiền với lãi suất từ 1.500 đồng/1 triệu/ngày đến 30.000 đồng/1triệu/ngày, nếu tính mức 30.000 đồng/ 1 triệu/ngày thì lãi suất đã lên tới hơn 1.000%/năm.

Tổng số tiền Triển và Vọng cho khách vay là hơn 11 tỷ đồng, số tiền lãi thu về khoảng 3,7 tỷ đồng, trong đó có hơn 2,6 tỷ đồng thu lời bất chính. Tiến hành khám xét, Cơ quan Công an thu giữ của các đối tượng 2 máy tính xách tay, 2 điện thoại di động, 2 sổ ghi nợ, khoảng 20 bộ hồ sơ cho khách vay và khoảng 45 triệu đồng.

"Tín dụng đen" thu hút người vay bằng các tờ rơi quảng cáo tràn lan - Ảnh minh họa

Hay như trước đó, Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an cũng đã triệt phá nhóm đối tượng gốc Hải Phòng hoạt động ở TP. Hồ Chí Minh cho vay với lãi suất lên đến 1.700%/năm. Trong đó chỉ một bị hại vay của nhóm đối tượng này 16,2 tỷ đồng, đã trả cho nhóm đối tượng này trên 20 tỷ, nhưng đến nay vẫn còn nợ hơn 11 tỷ đồng.

Tại hội thảo “Nhận diện tín dụng đen dưới góc nhìn pháp luật và các giải pháp phát triển tín dụng khu vực nông thôn” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội phối hợp tổ chức.

Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh nguồn thu lợi bất chính từ hoạt động cho vay "tín dụng đen" rất cao, một số người dân có tâm lý nhẹ dạ cả tin và thiếu hiểu biết pháp luật về các giao dịch dân sự nên đã tìm đến "tín dụng đen", thì các văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe để phòng ngừa vi phạm.

>>> Tăng chế tài xử phạt trấn áp “tín dụng đen”

Theo bà Phạm Thị Thanh Tùng – Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), tội phạm "tín dụng đen" vẫn có cơ hội để phát triển do những vấn đề từ phía khách hàng và tổ chức tín dụng (TCTD).

Với khách hàng, bà Thanh Tùng cho rằng, các khách hàng có nhu cầu vay vốn tiêu dùng cấp bách thường gặp khó khăn trong việc chứng minh mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ. Đồng thời, quá trình thẩm định cấp tín dụng cũng gặp khó khăn do nguồn thông tin khách hàng cung cấp còn thiếu minh bạch, không đầy đủ trong bối cảnh chế tài về trách nhiệm cung cấp thông tin của khách hàng chưa hoàn thiện, khách hàng có nhiều loại giấy tờ cá nhân với hiệu lực không đồng nhất… nên tìm đến "tín dụng đen".

Chưa kể, một số khách hàng tìm đến "tín dụng đen" để phục vụ nhu cầu không hợp pháp như: cờ bạc, ma tuý.

Còn với các TCTD, theo bà Thanh Tùng, áp lực phải đảm bảo chất lượng nợ, an toàn vốn và an toàn hệ thống khiến thủ tục cho vay, xử lý nợ, rủi ro không giống các tổ chức cung ứng "tín dụng đen".

Nguyên nhân đã có, vậy, lời giải nào cho hiện trạng "tín dụng đen" hiện nay?

Cùng với đó là hàng loạt app vay online đưa người vay vào

Cùng với đó là hàng loạt app vay online đưa người vay vào "bẫy" - Ảnh minh họa

Tại buổi hội thảo, đại diện Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi quy định Điều 201 Bộ Luật Hình sự năm 2015 theo hướng bỏ hình phạt tiền và tăng hình phạt tù tại khoản 1 với mức 1-5 năm và tại khoản 2 với mức 5-15 năm do do tính chất nguy hiểm của loại tội phạm này.

Ngoài ra, theo vị đại diện này, liên ngành tư pháp Trung ương cần sớm có văn bản hướng dẫn Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 cách tính tiền thu lợi bất chính theo hướng toàn bộ số tiền lãi thu được của tất cả các hợp đồng cho vay trừ số tiền lãi suất theo quy định của Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Còn theo TS Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, Chính phủ cần sớm thực hiện 6 giải pháp liên quan đến vấn đề này.

>> Siết tín dụng bất động sản và xây dựng: Kẽ hở “tín dụng đen” hoạt động?

Thứ nhất, tăng khả năng tiếp cận tín dụng, vốn chính thức cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Thứ hai, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi để phát triển kinh tế số, tài chính số.

Thứ ba, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân và doanh nghiệp về dịch vụ tài chính ngân hàng.

Thứ tư, chú trọng khâu thực thi cơ chế, chính sách, trong đó tập trung xóa điểm nghẽn phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức tài chính, các hiệp hội ngành nghề và dân sự như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, mặt trận tổ quốc.

Thứ năm, triển khai đồng bộ các biện pháp mạnh đối với hành vi tín dụng đen, bên cạnh các văn bản hiện có như Luật Dân sự và Luật Hình sự (tội cho vay nặng lãi), các Nghị định, Thông tư, các cơ quan quản lý cần rà soát và bổ sung chỉnh sửa quy định để phù hợp với việc xử lý hoạt động tín dụng đen ngày càng tinh vi. Đặc biệt, cần lưu ý đến hình thức tín dụng đen sử dụng công nghệ như các app vay tiền biến tướng.

Thứ sáu, nâng cao ý thức của người dân, cộng đồng trong phòng, chống tín dụng đen, người dân, doanh nghiệp cần tránh xa những quảng cáo, kêu gọi hỗ trợ vay vốn, không cần chứng minh thu nhập tại các tờ quảng cáo, tờ rơi, tin nhắn.

“Mỗi khi có nhu cầu tín dụng thực sự, người dân hay doanh nghiệp nên tìm kiếm các nguồn thông tin chính thức từ các tổ chức tài chính, từ các website tin cậy, tham khảo ý kiến tư vấn chính thống trước khi quyết định”, ông Lực chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lời giải nào cho bài toán "tín dụng đen"? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711679317 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711679317 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10