Lối sống sính ngoại: Văn minh đâu chưa thấy...

Diendandoanhnghiep.vn Sự việc của nữ Tiktoker “chê cá Việt khen món ăn Hàn” đang làm nổi sóng cộng đồng mạng trong những ngày qua.

>> Người Việt sính ngoại?

Ồn ào này xuất phát từ một phát ngôn của Tiktoker “Gói Mang Về” tại buổi họp báo do KTO – Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức nhằm ra mắt chiến dịch quảng bá du lịch nước này.

Việc Tiktoker so sánh món ăn làm từ cá ở Việt Nam và Hàn Quốc vấp phải lời nhắc nhở từ một phóng viên.

Việc Tiktoker so sánh món ăn làm từ cá ở Việt Nam và Hàn Quốc vấp phải lời nhắc nhở từ một phóng viên.

Theo đó, cô gái trẻ đã trả lời: “Lúc mình ăn món ăn nước ngoài ở Việt Nam sẽ được nhà hàng chế biến theo khẩu vị của người Việt, thường là mặn và đậm đà hơn. Nhưng khi đặt chân qua Hàn Quốc, mình cũng ăn món đó nhưng lại có vị đặc trưng riêng của họ. Món mình thích ăn nhất là món cá mặt quỷ, vì em là người không thể nào ăn cá được do em sợ vị tanh của cá nên ở Việt Nam em không thể ăn cá”.

Ngay lập tức, một phóng viên lên tiếng góp ý: “Du lịch có rất nhiều điểm, chỗ nào cũng có những cái đẹp, cái hay. Các bạn nói thích cá mặt quỷ, bạn nói không ăn được cá ở Việt Nam nhưng qua Hàn Quốc ăn được. Nhưng bạn nghĩ xem đường bờ biển của chúng ta dài 3.200 km, vậy những con cá của chúng ta không ngon hay sao? Tại sao các bạn không nói về cách làm cá hay văn hóa ẩm thực, cách nấu nướng người ta như thế nào hoặc bảo dưỡng làm sao để chúng ta học hỏi”.

Đoạn clip ghi lại chia sẻ của phóng viên này nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều khán giả đồng tình với quan điểm của người này đưa ra, đồng thời tỏ thái độ bức xúc trước việc một TikToker có những so sánh không phù hợp về cá ở Việt Nam. Chúng ta không thể hiếu khách đến mức hạ thấp tự tôn, xem nhẹ giá trị của đất nước mình như thế.

Chợt nhớ, cách đây 2 năm, chúng ta đã từng rất không bằng lòng trước sự việc 20 du khách Hàn Quốc chê bánh mì Việt Nam trong những ngày họ sống cách ly trên đất nước này và được an toàn qua dịch bệnh. Trước phản ứng của cộng đồng người đọc của cả hai nước, phía nhà đài Hàn Quốc đăng tải thông tin này cho biết không hề có ý coi thường hay hạ thấp giá trị mà chỉ truyền đạt ý của người trong cuộc.

Nhìn rộng vấn đề ra ta thấy, trong xu thế hội nhập hiện nay, một bộ phận người Việt chỉ thích dùng những hàng hóa có thương hiệu nước ngoài với giá hàng trăm đến hàng nghìn đô la. Nhưng chúng ta nghĩ sao khi trong đó có những sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, sau một “vòng luân hồi” khi mang thương hiệu nước ngoài đã quay trở lại nơi đã sản xuất và bán với giá cao gấp nhiều lần.

>> Dự án bất động sản sính ngoại?

TikToker Melon Dương thuộc nhóm người có những phát ngôn gây tranh cãi

TikToker Melon Dương thuộc nhóm người có những phát ngôn gây tranh cãi

Càng đáng suy nghĩ hơn, tâm lý, sở thích dùng hàng ngoại thái quá ấy của người tiêu dùng đã khiến cho nạn hàng giả phát triển đáng lo ngại, gây thiệt hại cho biết bao người.

Thậm chí, chuyện sính ngoại không chỉ thể hiện thông qua nhu cầu tiêu dùng “kỳ lạ” của một bộ phận người dân mà còn thể hiện ở việc gán ghép, sử dụng các từ ngữ nước ngoài vào các sản phẩm, thương hiệu Việt. Các trung tâm thương mại, dự án bất động sản cũng có xu hướng gắn thêm mấy từ tiếng Anh cho “hợp mốt” như: Plaza, Tower, Times, Garden, City, Park...

Đáng chú ý, sính ngoại còn thể hiện ở tâm lý bài nội và có thể khẳng định “sính ngoại” đang là hiện tượng tâm lý tiêu cực, được thể hiện ở tất cả các khía cạnh từ nhận thức, tư duy và hành động, có tốc độ lan truyền mạnh mẽ trong đời sống xã hội ở nước ta hiện nay.

Đáng buồn ở chỗ, sự ham thích, lạm dụng thái quá các sản phẩm vật chất, tinh thần ngoại nhập đã, đang và sẽ tiếp tục hình thành, cổ vũ cho nhận thức, lối sống cho rằng “cái gì của ta cũng dở, cũng kém và cái gì ngoại nhập cũng hay, cũng tốt hơn”. 

Thế mới có chuyện, các bạn trẻ từ nông thôn lên thành phố học tập, quay trở lại chê nước quê mình phèn quá uống không được. Câu chuyện các bạn trẻ chân ướt chân ráo xuất ngoại vài năm quay ra phê phán dân mình hèn, nước mình nhỏ, văn hóa mình không bằng người ta..v..v.

Có thể, sự việc cô gái trẻ của “Gói Mang Về” gặp ồn ào khi phát ngôn gây hiểu lầm. Về lý, nên cân nhắc hơn khi chỉ trích cô gái, về tình thì nên cảm thông. Nói rộng hơn, từ nguyên do cô gái bị chê trách có thể là vì sự việc bị đẩy đi quá xa thành câu chuyện khác.

Tuy nhiên, từ sự việc này nó chỉ ra một vấn đề đang tồn tại trong lòng xã hội chúng ta: Làn sóng sính ngoại! Dù biết, xã hội hiện đại ngày càng phát triển, người Việt trẻ đang có cơ hội tiếp cận, giao lưu trải nghiệm với nước ngoài trên nhiều lĩnh vực. Nhưng nếu như kết quả của những cơ hội ấy là việc có những tư tưởng so sánh,  phát ngôn xem nhẹ giá trị vốn rất thiêng liêng của đất nước mình thì thật đáng buồn.

Có lẽ, cũng đến lúc bản thân mỗi chúng ta nên tự vấn rằng, chúng ta là người Việt Nam nên trân trọng, nâng niu, tôn vinh và bảo vệ những giá trị vật chất cũng như văn hóa tinh thần của đất nước, nó là trách nhiệm và nghĩa vụ lớn lao.

Cần phân biệt rõ sính ngoại với việc tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiến bộ và hãy sống đúng với những giá trị Việt, có sự tự tin lẫn lòng tự trọng!

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lối sống sính ngoại: Văn minh đâu chưa thấy... tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713537220 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713537220 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10