Lời thách thức của học sinh và câu chuyện vị thế người thầy

Diendandoanhnghiep.vn Câu chuyện giáo viên bị học sinh thách thức khiến chúng ta thêm chua xót với nghề giáo.

>> Vẫn loay hoay bài toán thiếu giáo viên

fff

Cần một cuộc cách mạng từ gốc rễ cho giáo dục. Ảnh: Quốc Tuấn

Gần đây, trên mạng xã hội nóng lên vì vụ việc nam sinh thách thức giáo viên bằng câu nói: “Cô có giỏi thì đánh em đi! Em kiện cô liền. Trên mạng giáo viên đánh học sinh bị bắt nghỉ dạy nhiều lắm!”.

Ở đâu đó, mọi người xung quanh vẫn cứ bàn tán rằng “làm giáo viên giàu lắm, nhàn lắm”, nhưng người ngoài cuộc sao có thể hiểu được họ vất vả như thế nào? Người ta đâu biết rằng, để đủ tiền sống, họ phải dùng thời gian rảnh để làm thêm, kiếm thêm chút thu nhập. Rồi hết soạn giáo án, bài vở, lại đến tìm phương pháp phù hợp để dạy học sinh, giúp các em có thể tiếp cận kiến thức một cách dễ hiểu nhất.

Có mấy ai hiểu được những trằn trọc đêm khuya của nhiều thầy cô chỉ để nghiên cứu bài vở của ngày hôm sau. Chưa kể nhiều người còn thường xuyên bị viêm họng vì nói rất nhiều trên bục giảng….

Thực tế, khoảng thời gian gắn bó với nghề giáo, cũng như kinh nghiệm từ các bậc đàn anh đàn chị, cá nhân tôi đã từng chứng kiến rất nhiều giọt nước mắt của các thầy cô giáo.

Đó là những giọt nước mắt lặng lẽ rơi trên trang viết của học trò khi đọc bài văn con viết về khát khao được sống trong vòng tay yêu thương của ba mẹ; Đó là giọt nước mắt lăn dài trên gò má khi một học sinh đứng trước lớp bộc bạch ước mơ nghề nghiệp tương lai; Giọt nước mắt hạnh phúc khi hay tin học trò của mình đạt giải cao mang về vinh quang cho trường sau bao ngày miệt mài ôn luyện…

Ấy thế mà, lời thách thức thiếu chuẩn mực của học sinh kia chẳng khác gì xát thêm muối thêm vào chuỗi câu chuyện buồn và đau lòng về nghề giáo khiến cho những người trong nghề cảm thấy chạnh lòng, bạc bẽo.

Có lẽ vì thế mà con số 16.000 giáo viên bỏ việc trong năm 2022 đã làm sửng sốt nhiều người nặng lòng với giáo dục, nhưng suy cho cùng cũng hợp đúng lý. Nói thẳng ra, hai năm trở lại đây, bên cạnh nhiều yếu tố có tính cơ chế của ngành giáo dục như lương thấp, biên chế ít, áp lực nghề nghiệp cao, thì thái độ thiếu tôn trọng người thầy của học sinh cũng là lý do ảnh hưởng đến quyết định rời trường lớp của một bộ phận giáo viên.

Đáng buồn hơn, xưa nay, “tôn sư trọng đạo” là câu nằm lòng đối với nhiều thế hệ người Việt. Đứng ở góc độ của giáo viên, ngoài trách nhiệm truyền dạy kiến thức, thì giáo dục đạo đức cho học sinh cũng là một nhiệm vụ được xã hội mặc định.

Tuy vậy, nhu cầu học của học không phải là trách nhiệm của nhà trường, của thầy cô giáo mà trước hết phải là trách nhiệm của phụ huynh rồi mới đến nhà trường, thầy cô. Vì thế, nhiệm vụ này có vẻ càng lúc càng bất khả thi, khi học sinh nghĩ về tự do cá nhân nhiều hơn sự hy sinh của thầy cô. Rất ít học sinh nghĩ được rằng nếu không có giáo viên hướng dẫn, họ sẽ không lĩnh hội dễ dàng kiến thức, hệ thống được kiến thức và ứng dụng kiến thức hiệu quả.

>> Quyền được học và lá thăm may rủi

>> Quyền học tập của trẻ em và chuyện quy hoạch của "người lớn"

fff

Và việc đào tạo ra người thiện lương có ích cần hơn là đào tạo ra nhân tài mà tâm địa độc ác, thủ đoạn tàn bạo. Ảnh: Quốc Tuấn

Lâu dần, các xung đột về quan điểm giáo dục giữa thầy và trò đã xảy ra mỗi lúc một nhiều và thường sẽ được biểu hiện theo vài hình thái khá cực đoan. Giáo viên nôn nóng “uốn nắn” học sinh nên dùng biện pháp mạnh, đôi khi còn là xâm phạm đến tự do thân thể của các em; Học sinh bị phạt công kích, xúc phạm, đe dọa thầy cô, cho rằng thầy cô chạm đến “vùng cấm tự do cá nhân”.

Nhiều người vẫn nói, xã hội vẫn nói nghề nhà giáo là nghề cao quý nhất của cuộc đời, vậy qua những sự việc tương tự trên khiến cho chúng ta phải đặt câu hỏi: Tại sao nghề cao quý như vậy lại phải bị rẻ rung và vất vả đến thế?

Đã đến lúc, cần nhìn nhận lại những bất cập trong quan hệ thầy - trò để chấn chỉnh. Bởi vì vai trò của người thầy, của giáo dục không bao giờ thừa, không thể thiếu nếu muốn một xã hội phát triển văn minh. Hãy nhớ, “hất một đứa trẻ ra xã hội để trở thành một kẻ cướp trong tương lai thì quá dễ. Biến một học sinh cá biệt trở thành người hữu ích mới là việc của giáo dục”.

Muốn vậy, ngoài niềm tin yêu nghề của người thầy, thì giáo dục gia đình và quan điểm của cha mẹ đối với truyền thống “tôn sư trọng đạo” có ý nghĩa quan trọng trong cách ứng xử của học sinh. Các bậc sinh thành trân trọng giáo viên của con, thì học sinh sẽ có cách ứng xử tương tự, và ngược lại.

Đồng thời, cần phải có một hệ thống các nội quy được luật hóa chặt chẽ, chi tiết trong trường học dành cho giáo viên và học sinh để trả lại vị thế cho người thầy. Nếu không, người thiệt thòi cuối cùng chính là học sinh và cả xã hội.

  

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lời thách thức của học sinh và câu chuyện vị thế người thầy tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713580010 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713580010 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10