Chia sẻ với DĐDN, doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên – Tổng Giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) cho rằng, nhiệm vụ của người lãnh đạo là truyền cảm hứng, thúc đẩy nhân viên tham gia vào sự liên kết chiến lược để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Nữ doanh nhân cũng cho rằng, những gì nam giới làm được thì nữ giới cũng sẽ làm được và ngược lại.

- Năm 2021 là mt năm đặc bit khó khăn đối vi các nghiệp, IPPG chắc hn cũng không nm ngoài vòng xoáy này. Bà có thể chia snhng khó khăn mà tp đoàn đã tri qua trong năm đặc bit này?

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 toàn cầu những năm qua đã mang lại hàng  loạt khó khăn và thách thức hoàn toàn mới cho thị trường bán lẻ và ngành kinh doanh thời trang hàng hiệu,“chưa từng có” có thể là một cụm từ được sử dụng quá mức, nhưng nó là từ duy nhất để mô tả những rắc rối của các doanh nghiệp những năm vừa qua.

Sự lây lan của COVID-19 và những bất ổn về kinh tế đã mang đến nhiều thách thức cho xã hội. Bên cạnh những tác động tới con người, COVID-19 đã và đang nhanh chóng gây ra những gián đoạn trong kinh doanh và tiêu dùng không chỉ ở riêng các khu vực bị ảnh hưởng. Và IPPG là một doanh nghiệp trong ngành bán lẻ, dịch vụ hàng không, chúng tôi cũng đã phải đối mặt với không ít khó khăn:

Thứ nhất, sự thận trọng hơn trong chi tiêu của người tiêu dùng do đại dịch COVID – 19 gây ra nỗi sợ hãi lan rộng liên quan đến sức khỏe, an ninh việc làm, chất lượng cuộc sống và sự ổn định tài chính ở cả cấp độ cá nhân và vĩ mô.

Thứ hai, việc đứt gãy chuỗi cung ứng trong kinh doanh và khó khăn trong khâu vận chuyển làm gián đoạn hàng hóa cũng như cước vận chuyển tăng cao, khó khăn trong tuyển dụng và đào tạo lao động trong ngành bán lẻ, …

Thứ ba, các chi phí tăng thêm do phải đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thứ tư, việc hạn chế đi lại đã gây khó khăn cho ngành hàng không và ngành du lịch của cả thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, ngành hàng không đã chịu thiệt hại hơn 200 tỷ USD trong hai năm vừa qua.

-Trước nhng khó khăn chưa tng có này, bà cùng ban lãnh đạo Tp đoàn đã có nhng gii pháp cũng như chiến lược gì nhm đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn?

Để duy trì hoạt động kinh doanh bán lẻ trước những khó khăn ảnh hưởng từ đại dịch, IPPG đã và đang áp dụng một vài giải pháp và chiến lược tạm thời để thay đổi hoạt động quản lý, điều hành, thích nghi với tình hình mới: Cắt giảm chi phí hoạt động, cắt các khoản chi tiêu mua sắm tài sản chưa cần thiết, tối ưu hóa chi phí chuỗi cung ứng và thuế cũng như vốn lưu động, phân bổ đầu tư hợp lý, ….

Tuy nhiên, chúng tôi không xiết chặt mọi chi phí và nguồn lực quá mức vì sẽ dễ dẫn đến tác động tiêu cực và khó có khả năng tăng trưởng và phát triển trong tương lai. Do đó, chúng tôi chú trọng vào chiến lược tái định vị, cải tổ mô hình kinh doanh để vẫn phải tăng trưởng như phát triển các mô hình bán lẻ online digital flatform hoặc phối hợp giữa cả hai online và offline; chủ động đàm phán kêu gọi sự hỗ trợ từ các thương hiệu và nhà cung cấp; Tăng cường ứng dụng công nghệ trong mọi công tác quản lý bán hàng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo mọi tiện lợi và an toàn cho toàn bộ nhân viên; và đặc biệt triển khai rất nhiều chương trình chăm sóc khách hàng trong mùa dịch, đưa ra nhiều biện pháp kích cầu tiêu dùng hấp dẫn an toàn. Theo tôi, đây là những biện pháp cốt lõi để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh trong giai đoạn “bình thường mới”.

Mặc dù dịch bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mảng kinh doanh phân phối hàng hiệu và mảng F&B, đặc biệt trong 4 tháng đóng cửa theo qui định phòng, chống dịch của Chính phủ. Nhưng bằng những biện pháp thích ứng nhanh và linh hoạt, nỗ lực vượt qua những trở ngại lớn của Ban Lãnh đạo và độn ngũ nhân viên, doanh số của chúng tôi đã tăng mạnh mẽ trở lại ngay sau khi được mở cửa kinh doanh, chúng tôi đã cắt giảm được hơn 20% chi phí và lợi nhuận mảng bản lẻ. Nhờ đó, mức tăng trưởng doanh thu cả năm duy trì ở mức 10% bất chấp những trở ngại trên.

- Trong giai đon khó khăn nht bi dch bnh, Chính ph, các Bngành, cũng như các địa phương đã có nhiu chính sách nhm htrvà tháo gkhó khăn cho các doanh nghip. Bà đánh giá như thế nào vnhng chính sách này, đặc bit là nhng chính sách liên quan đến vn và tài chính ca doanh nghip?

Đại dịch COVID-19 trong 2 năm qua đã đặt ra những thách thức, khó khăn chưa từng có đối với nền kinh tế. Việt Nam đứng trước yêu cầu phục hồi nền kinh tế một cách bền vững trong bối cảnh thích ứng linh hoạt với đại dịch COVID-19.

Chính phủ cũng đã có chủ trương “thích ứng phục hồi và phát triển” và nhiều chính sách hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng trung hạn đã được ban hành kịp thời, đã cổ vũ và động viên tinh thần đối với doanh nghiệp nhất là một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, cần được nhận diện “đúng” và “trúng” để tháo gỡ, cụ thể:

Thứ nhất, lãi suất cho vay mặc dù đã giảm nhưng còn ở mức cao và cao hơn so với các nước trong khu vực, đặc biệt vay vốn với lãi suất 0 % để trả lương cho người lao động được đánh giá là chính sách khó tiếp cận nhất vì nhiều điều kiện đi kèm.

Thứ hai, cần có các chính sách cụ thể đẩy mạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc chuyển đổi số như hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng trong việc đầu tư các phần mềm chuyển đổi số, gói tư vấn, đào tạo miễn phí chuyên sâu thực tiễn, quản lý điều hành doanh nghiệp về việc chuyển đổi số,…

Bởi trong giai đoạn phục hồi kinh tế và chấp nhận sống chung với dịch bệnh thì chuyển đổi số là một cứu cánh vô cùng quan trọng, mang lại nhiều hiệu quả cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn như chúng tôi hầu như đã thực hiện việc chuyển đổi số nhưng để cùng kết nối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo thành một chuỗi liên kết góp phần tăng trưởng cho nên kinh tế thì cần phải cùng làm đồng bộ.

Thứ ba, phần lớn nhiều doanh nghiệp vẫn mong muốn Chính phủ ban hành các giải pháp về miễn giảm tiền thuế đất thuế thu nhập doanh nghiệp 2021, ổn định chi phí Logistics và ban hành các chính sách có tính chất dài hơi, có nghiên cứu tính cạnh tranh quốc tế với các khu vực lân cận, để thúc đẩy đầu tư tận dụng ngoại lực cùng kết nối với các doanh nghiệp trong nước hình thành các chuỗi liên kết.

- Nhng khó khăn ca năm 2021 đã tạm thời lng xung khi cnước thc hin Nghquyết 128 ca Chính ph về thích ng an toàn, linh hot, kim soát hiệu qudch COVID-19. Bà có thể bt mí nhng định hướng, chiến lược mà Tp đoàn sẽ thực hin trong thời gian tới?

Với mục tiêu đồng hành cùng chủ trương của Đảng, Chính phủ, phấn đấu đến 2030, Việt Nam là nước phát triển có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, IPPG đã và đang phối hợp cùng với các đối tác đầu tư Mỹ, Hàn Quốc…tích cực làm việc với các tỉnh, thành phố và bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất triển khai 45 dự án trọng điểm tại Việt Nam. Nếu được sự phê huy duyệt của các cơ quan chức năng, chúng tôi sẽ xúc tiến làm nhanh để góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, các dự án được chia làm 5 lĩnh vực đầu tư:

Một là, đầu tư trung tâm tài chính quy mô quốc tế và khu vực tại TP.HCM và TP Đà Nẵng;

Hai là, đầu tư các Khu phi thuế quan, khu thương mại tự do tại tỉnh Kiên Giang - Phú Quốc (IPPG Đã có giấy chứng nhận đầu tư thông qua đấu thầu), Khu kinh tế Bắc Vân Phong - Khánh Hòa, TP Đà Nẵng,…

Ba là, đầu tư phát triển các thành phố thông minh sân bay - lấy các sân bay làm trung tâm và phát triển mở rộng các chức năng dịch vụ, thương mại, hậu cần phục vụ hàng không xung quanh sân bay – tại TP Phú Quốc, TP Cam Ranh, Long Thành, TP Cần Thơ và sân bay Nội Bài (Hà Nội);

Bốn là, đầu tư phát triển các khu đô thị thông minh, nghỉ dưỡng và sức khỏe cộng đồng. Các dự án này được đầu tư phát triển cùng các trung tâm tài chính, khu phi thuế quan nêu trên để đảm bảo tính đồng bộ và đầy đủ các chức năng trong quá trình khai thác vận hành;

Năm là, thành lập hãng hàng không vận chuyển hàng hóa IPP Air Cargo và hệ thống kho hàng phân phối trung tâm hậu cần Bellazio Logistics. Hiện nay, trung bình 88% thị trường vận chuyển hàng hóa của Việt Nam do các hãng vận chuyển nước ngoài chiếm lĩnh. IPPG đang đầu tư hệ thống kho bãi, logistics vận chuyển hàng hóa tập trung và áp dụng các công nghệ quản lý, khai thác tiên tiến tại các tỉnh, thành phố lớn tại Việt Nam để khép kín các dịch vụ vận chuyển trong nội địa Việt Nam và vận chuyển quốc tế.

- Là mt Tp đoàn kinh doanh đa ngành, vi hàng chc nghìn lao động li có nhiu lĩnh vc kinh doanh chu nh hưởng bi dch bnh khi TP.HCM cũng như nhiu địa phương phi thc hin giãn cách xã hi, đóng ca nhiu hot động kinh tế. Gii quyết bài toán về đảm bo đời sng cho hàng nghìn lao động chc hn là mt khó khăn không hnhỏ đối vi bà cũng như ban lãnh đạo Tp đoàn?

Một doanh nghiệp bình thường thì lợi nhuận là quan trọng. Nhưng đối với chúng tôi, sau lợi nhuận là gì mới là điều quan trọng. Doanh nghiệp muốn tồn tại đương nhiên phải có lợi nhuận, nhưng lợi nhuận không phải mục tiêu cuối cùng tập đoàn. Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là thực hiện sứ mệnh vì lợi ích của công đồng, xã hội và góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Đại dịch COVID-19 đã tác động rất lớn đến sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người lao động. Chúng tôi đã và sẽ luôn nỗ lực hết mình để cố gắng đưa ra những chính sách trong khả năng doanh nghiệp để hỗ trợ duy trì đời sống cho toàn bộ nhân viên Tập đoàn.

Một vài chính sách mà IPPG đã và đang áp dụng có thể kể đến như: chăm lo cho đời sống nhân viên trong thời gian phong tỏa; đầu tư các hệ thống trang thiết bị CNTT hiện đại, tạo điều kiện làm việc thân thiện, linh hoạt tại nhà; chính sách lương hợp lý trong mùa dịch; tạo điều kiện cho nhân viên có nhu cầu chăm sóc gia đình, người nhà bị ốm, hoặc là F0, F1 cần phải cách ly theo qui định; các hình thức hỗ trợ kinh tế như trợ cấp nhu yếu phẩm chống dịch (khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, que test nhanh), trợ cấp chi phí khám chữa bệnh, trợ cấp cho nhân viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tử vong trong mùa dịch,…

- Khép li năm 2021, ngoài nhng thành qumà Tp đoàn đã đạt được trong vic phát trin doanh nghip. Cá nhân bà cũng đã nhận được ba giải thưởng danh giá như: Huân chương công trng Ý; Doanh nhân ASEAN tiêu biu và Đc bit là Gii thưng "Lãnh đo Cam kết và Hành đng thúc đy bình đng gii” năm 2021. Theo bà, nhng thành công hôm nay có phải là tiếng nói mạnh mẽ, sự khẳng định của nữ quyền?

Rất cảm ơn nhà báo vì từ “thành công" nhưng tôi vẫn nghĩ mình chỉ mới làm được một số việc, phía trước vẫn còn một con đường dài gian nan để bước đến thành công. Hơn 20 năm điều hành kinh doanh, tôi đã trải qua nhiều thất bại và nếm mật nằm gai trước những thăng trầm, thay đổi và những bất ổn của nền kinh tế. Những lần thất bại đã cho tôi nhiều bài học quý, gia cố thêm bề dày kinh nghiệm “chinh chiến” trên thương trường.

Tuy nhiên, là doanh nhân, tôi nghiệm ra rằng theo đuổi giấc mơ để xây dựng một doanh nghiệp thành công là công việc khó khăn, đầy thử thách. Nó đòi hỏi sự cống hiến, kỷ luật, quyết tâm và niềm đam mê. Nhiệm vụ của người lãnh đạo là truyền cảm hứng, thúc đẩy nhân viên tham gia vào sự liên kết chiến lược để đạt được các mục tiêu kinh doanh đồng thời vẫn phải đủ linh hoạt để xoay trục, chuyển qua các chiến lược mới khi cần thiết, đảm bảo tính cạnh tranh và sự sống còn của doanh nghiệp.

Dù vậy, trong tôi luôn có niềm tin mạnh mẽ rằng trong kinh doanh và nhiều lĩnh vực khác, những gì nam giới làm được thì nữ giới cũng có thể làm được và ngược lại. Ở góc độ tổng thể các giới, theo tôi, muốn thành công, chúng ta cần nỗ lực nhiều mặt: trau dồi tri thức, văn hóa, kỹ năng sống độc lập, chịu áp lực, kiên cường đứng lên sau thất bại, vượt mọi thử thách tự khẳng định bản thân.

- Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này!