Luẩn quẩn chuyện đào tạo tiến sĩ?

Diendandoanhnghiep.vn Hỗ trợ chi phí để đào tạo nhân tài là cần thiết, nhưng hãy nhớ một điều là đối với nhà khoa học chân chính, điều họ cần nhất chính là điều kiện, phương tiện làm việc.

>> Đào tạo tiến sĩ: Muốn hội nhập thì phải nói “ngôn ngữ” quốc tế!

Mới đây, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030”, được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 89 năm 2019 (Đề án 89).

Theo dự thảo, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ cấp cho người học trong thời hạn theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng GD-ĐT, tối đa không quá 4 năm (48 tháng) đối với người học tiến sĩ và không quá 2 năm (24 tháng) đối với người học thạc sĩ. Trong thời gian tạm dừng học tập, nghiên cứu, người học không được nhận kinh phí hỗ trợ.

Cụ thể, giảng viên đi học tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ngoài được hỗ trợ tối đa 25.000 USD học phí mỗi năm, mức phí sinh hoạt mỗi tháng từ 390-1.300 USD/tháng cùng một số khoản chi phí khác.

Các khoản hỗ trợ bao gồm: học phí, sinh hoạt phí, vé máy bay, bảo hiểm y tế bắt buộc (với ứng viên làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài); học phí, hỗ trợ tham dự hội nghị, hội thảo, hỗ trợ công bố quốc tế... (với giảng viên làm nghiên cứu sinh toàn thời gian trong nước)...

Thực tế, Việt Nam còn nghèo, việc đào tạo nhân tài để phục vụ cho đất nước là cần thiết. Và trước khi ra nước ngoài người học thường phải làm cam kết sẽ phải bồi hoàn kinh phí cho Nhà nước nếu không trở về. Đó luôn là chủ trương đúng đắn của Nhà nước.

Nhưng, thời gian qua, nhiều trường hợp người học được Nhà nước hỗ trợ tài chính để ra nước ngoài học tập, họ có năng lực chuyên môn giỏi được nước ngoài tuyển mộ nên đã lựa chọn ở lại, cũng không hoàn thành được yêu cầu bồi hoàn kinh phí cho Nhà nước. Kết quả là ngân sách nhà nước tốn kém, lại bị chảy máu chất xám.

Bằng chứng, trước Đề án 89, Việt Nam cũng đã có những đề án nghìn tỷ tương tự nhằm đào tạo tiến sĩ cho các cơ sở giáo dục đại học song không thể hoàn thành được mục tiêu. Trong đó, phải kể đến Đề án 322 Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.

Tổng kinh phí được cấp cho đề án này là trên 2.500 tỷ đồng, tính theo tỷ giá từng giai đoạn được cấp, tương đương với 152 triệu USD, trung bình chi khoảng 33.000/USD/du học sinh. 

Thế nhưng mục tiêu cũng như kỳ vọng đặt ra cho Đề án 322 lại không đạt kết quả như mong muốn. Nhiều người được cử đi đào tạo không về nước hoặc nếu có về nước lại không làm việc tại đơn vị gửi mình đi học. Theo con số báo cáo của Cục Đào tạo với nước ngoài của Bộ GD-ĐT, có 2.268 du học sinh được đưa đi đào tạo tiến sĩ, về nước chỉ có 1.074 tiến sĩ.

Các tiến sĩ trong lễ nhận bằng của Học viện Bưu chính Viễn thông. Ảnh: Thanh Hùng

Các tiến sĩ trong lễ nhận bằng của Học viện Bưu chính Viễn thông. Ảnh: Thanh Hùng

>> Quy định mới về đào tạo tiến sĩ: Không lo “hạ chuẩn”?

Hoặc Đề án 911 từng đặt mục tiêu đào tạo bổ sung ít nhất 20.000 tiến sĩ giai đoạn 2010-2020 nhưng đến 2017 đã phải dừng. Bộ GD-ĐT nhận định không thể đạt được mục tiêu theo kế hoạch.

Kế tiếp, dư luận chưa quên sự việc Đà Nẵng kiện nhân tài ra tòa cách đây vài năm đã minh chứng điều đó. Theo đó, năm 2018, Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao TP Đà Nẵng đã khởi kiện 32 người vi phạm hợp đồng đào tạo nhân lực, yêu cầu bồi hoàn kinh phí…

Sau cái kết buồn của các Đề án trên, hàng loạt nguyên nhân đã được mổ xẻ. Nhưng bất cập lớn nhất có lẽ là việc cơ chế chưa đủ thu hút người sử dụng và tuyển dụng lưu học sinh sau khi tốt nghiệp. Những ràng buộc về điều kiện đào tạo khiến những người làm nghiên cứu sinh phải đắn đo trong khi điều kiện làm việc, chế độ lương bổng sau khi trở về lại không hấp dẫn…v..v.

Có lẽ vì thế mà sau khi Bộ Tài chính công bố dự thảo hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án 89, đã có rất nhiều ý kiến bàn luận về cách thức chi tiền cho Đề án này. Bởi theo nhiều chuyên gia, việc sử dụng ngân sách nhà nước để tào tạo nguồn cán bộ chất lượng cao cần phải được đánh giá và rút kinh nghiệm từ các đề án trước đây mà Bộ GD&ĐT đánh giá là không thành công. 

Đây là sự luẩn quẩn của chính sách thể chế! Sao không trả lương cao cho giảng viên, cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sĩ (thật) để họ có thể sống, thậm chí làm giàu bằng năng lực của mình? Hoặc cần hỗ trợ kinh phí cho sinh viên giỏi, nghiên cứu sinh làm đề tài trong nước theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp?

Liên quan đến vấn đề này, GS.TSKH Trần Duy Quý cho rằng: “Có rất nhiều cách để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Thay vì đổ hàng nghìn tỷ đưa người ra nước ngoài đào tạo để rồi sau khi thành tài, không ít người trong số đó không trở về, Việt Nam vừa mất tiền, vừa chảy máu chất xám, thì nên đầu tư, mời chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam đào tạo”.

Thậm chí, chúng ta cần mạnh dạn nghiên cứu cơ chế chính sách khuyến khích sinh viên, học viên tự tìm kiếm học bổng làm và đạt học vị tiến sĩ ở nước ngoài, về phục vụ đúng theo yêu cầu và chuyên ngành mũi nhọn mà Nhà nước đang cần và thiếu. Nhà nước có thể được thưởng hoặc trả lại một phần kinh phí cho đối tượng này. Việc này có lẽ sẽ tiết kiệm hơn và không lớn bằng khoản tiền mà nhà nước phải bỏ ra để đầu tư cho một tiến sĩ.

Từ đây có thể thấy, để thu hút nhân tài chất lượng cao phục vụ cho đất nước, việc hỗ trợ chi phí đào tạo rất quan trọng, kế tiếp là chính sách, cơ chế để người tài phát huy năng lực, có thu nhập tương xứng và thăng tiến.

Đồng thời, một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là phải cung cấp đầy đủ cho nhân tài phương tiện làm việc. Vì đối với nhà khoa học chân chính, điều họ cần nhất chính là điều kiện, phương tiện làm việc. 

Chúng ta cần phải giải quyết vấn đề từ căn nguyên của nó, nếu không câu chuyện đào tạo tiến sĩ cứ mãi trong vòng luẩn quẩn, không lối thoát, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Luẩn quẩn chuyện đào tạo tiến sĩ? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713563301 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713563301 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10