Luật hóa quản lý hộ kinh doanh

Diendandoanhnghiep.vn Một trong những nội dung tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp gây tranh luận nóng tại nghị trường Quốc hội thời gian qua là vấn đề pháp lý cho hộ kinh doanh.

 Theo dự kiến, Luật Doanh nghiệp sửa đổi sẽ được thông qua tại tại phiên họp sáng nay (17/6/2020) Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.

Cần sớm ban hành hành lang pháp lý đủ rộng đối với hộ kinh doanh để tạo sự bình đẳng cho các hộ kinh doanh và nâng cao hiệu quả quản lý. Ảnh: HNMO

Cần sớm ban hành hành lang pháp lý đủ rộng đối với hộ kinh doanh để tạo sự bình đẳng cho các hộ kinh doanh và nâng cao hiệu quả quản lý. Ảnh: HNMO

Hộ kinh doanh đang có vai trò đáng kể trong tạo ra của cải vật chất, hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, trực tiếp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế Hộ kinh doanh hiện nay là một loại hình kinh doanh không rõ ràng, thiếu chuẩn mực về mặt pháp lý. Chúng ta cần sớm khắc phục khoảng trống pháp lý để thúc đẩy sự phát triển của loại hình kinh doanh này.

Sửa vướng mắc trong dự thảo Luật Doanh nghiệp

Theo Điều 187c. Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh: “Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định sau: a) Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do một cá nhân thành lập. b) Chủ hộ kinh doanh và các thành viên gia đình liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản chung của các thành viên gia đình tham gia thành lập hộ đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do các thành viên gia đình thành lập”.

Thực tiễn, hộ kinh doanh chỉ do cá nhân vợ, chồng hoặc con cái kinh doanh, các thành viên khác trong gia đình không tham gia góp vốn hoặc kinh doanh, nếu bắt “các thành viên gia đình liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản chung” là bất hợp lý. Trong khi quy định vốn điều lệ, tỷ lệ góp vốn không có mà bắt các thành viên gia đình cùng chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh là vi phạm pháp luật, ai làm người đó chịu trách nhiệm, không thể bắt bố mẹ, anh em, họ hàng cùng chịu trách nhiệm về việc họ không liên quan.

Mặt khác, Điều 187c mâu thuẫn ngay với Điều 187b: “Thành lập Hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên gia đình quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình đăng ký thành lập. Trường hợp các thành viên gia đình thành lập hộ kinh doanh thì phải ủy quyền cho một thành viên gia đình đăng ký hộ kinh doanh”.

Ngoài ra, có những câu từ ghi trong Điều 187c. Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh rất khó hiểu và tối nghĩa, cụ thể: “Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định sau: a) Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do một cá nhân thành lập”.

Hộ kinh doanh đang có vai trò đáng kể trong tạo ra của cải vật chất, hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, trực tiếp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế mô hình Hộ kinh doanh hiện nay là một loại hình kinh doanh không rõ ràng, thiếu chuẩn mực về mặt pháp lý. Chúng ta không nên tiếp tục nghi ngại, chần chừ chậm chuyển đổi.

Cần hành lang pháp lý đủ rộng hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh, bên cạnh các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Để đảm bảo sự đa dạng hình thức kinh doanh, trao thêm quyền cho nhà đầu tư lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp, không ép buộc hành chính hộ kinh doanh phải chuyển thành doanh nghiệp hoặc xóa bỏ hình thức hộ kinh doanh, bởi:

Bản chất hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp, nên không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp, việc đưa hộ kinh doanh vào dự thảo luật là không phù hợp.

Việc luật hoá quản lý hộ kinh doanh sẽ giải tỏa được điểm nghẽn pháp lý quan trọng và được xem là dấu ấn lập pháp lớn về doanh nghiệp của Quốc hội trong nhiệm kỳ này. Số lượng về đối tượng chịu tác động là hộ kinh doanh rất lớn, trên 5,14 triệu hộ. Vì vậy, cần có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá thực tiễn và tham vấn để hoàn thiện khung khổ pháp luật tốt nhất điều chỉnh và áp dụng cho chủ thể hộ kinh doanh, tránh những tác động bất lợi tới hoạt động của các hộ kinh doanh… Chúng ta không thể xóa bỏ hộ kinh doanh, không thể ép buộc hộ kinh doanh chuyển đổi mà chỉ có thể khoác tấm áo pháp lý mới.

Từ những phân tích trên, tôi đề nghị sớm xem xét cụ thể hành lang pháp lý đối với hộ kinh doanh để tạo sự bình đẳng cho các hộ kinh doanh và nâng cao hiệu quả quản lý, các hộ kinh doanh, nơi sinh kế hàng chục triệu người, đóng góp trên 30% GDP đất nước. Trong thực tế việc vận động các hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp đang chưa hiệu quả. Trong khi việc quản lý 5,14 triệu hộ kinh doanh này là việc lớn, phải có luật để có động lực phát triển.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Luật hóa quản lý hộ kinh doanh tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713918434 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713918434 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10