Đến thời điểm ngày 31/12/2017, tính riêng tại 5 ngân hàng lớn là Vietcombank, BIDV, VietinBank, MBBank và VIB thì số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước đã lên tới 238.493 tỷ đồng.
Cụ thể, trong khi đầu năm 2017, số tiền này chỉ ở mức 95.000 tỷ đồng thì đến cuối tháng 8/2017 đã tăng thêm 65%, đạt mức 160.000 tỷ đồng.
Đến thời điểm ngày 31/12/2017, tính riêng tại 5 ngân hàng lớn là Vietcombank, BIDV, VietinBank, MBBank và VIB thì số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước đã lên tới 238.493 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với thời điểm đầu năm, trong đó chủ yếu tập trung tại các Ngân hàng do Nhà nước nắm quyền chi phối. Riêng Vietcombank là ngân hàng có lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước cao nhất với 165.081 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với cuối tháng 9/2017.
Trong khi đó, tại BIDV, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước cũng tăng đến 44% so với cuối quý III/2017 và gấp đôi so với con số hồi đầu năm, đạt tới 59.465 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm.
Theo BVSC, các ngân hàng có số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước lớn như VCB, BIDV... đã và sẽ được hưởng lợi rất nhiều nhờ số tiền gửi lớn với lãi suất thấp này.
Tuy nhiên, việc Kho bạc Nhà nước tăng gửi tiền tại các ngân hàng chưa hẳn tốt cho chính sách tài khóa. Điều này cho thấy hoạt động giải ngân nguồn vốn đầu tư công có thể đang gặp trở ngại.