Gojek và Tokopedia: Xu hướng siêu sáp nhập

Diendandoanhnghiep.vn Xu hướng M&A, tức 2-3 doanh nghiệp nhỏ phải gộp lại thành một doanh nghiệp lớn để tránh sự độc quyền cũng như gia tăng thị phần nhằm đạt được điểm hòa vốn, đang là lựa chọn của Gojek và Tokopedia.

Tài xế Gojek trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Long.

Tài xế Gojek trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Long.

 

Vừa qua, Gojek và Tokopedia đã thực hiện thương vụ sáp nhập lớn nhất tại Indonesia với mục tiêu phát triển thành siêu ứng dụng, cạnh tranh với Grab. Phóng viên Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã có buổi trao đổi với ông Huỳnh Minh Tuấn - Giám đốc Môi giới CTCK Mirae Asset Việt Nam về xu hướng M&A nhìn từ thương vụ.

- Thưa ông, Gojek và Tokopedia sáp nhập (GoTo Group) được xem là thương vụ cạnh tranh với Sea và Grab trong cuộc đua siêu ứng dụng tại Đông Nam Á. Ông đánh giá như thế nào về xu hướng siêu M&A để phát triển?

Ông Huỳnh Minh Tuấn.

Ông Huỳnh Minh Tuấn.

Thị trường giao đồ ăn, logistics, vận tải cá nhân đối với khu vực Đông Nam Á khá đặc thù. Do ở đây lượng phương tiện cá nhân rất lớn nên gần như các ông lớn toàn cầu đều tìm đến khu vực để cung ứng các dịch vụ: Giao hàng, giao đồ ăn, vận chuyển hành khách, logistics.

Hiện nay, tại thị trường Đông Nam Á, Grab đang là “ông vua”. Riêng tại thị trường Việt Nam, Grab chiếm thị phần lớn nhất lên tới 75%, bỏ xa các đối thủ còn lại. Có thể nói thị phần của Grab là đặc biệt. 

Trong lịch sử hoạt động tại Việt Nam, không ít lần Grab đã phải hứng chịu dư luận xấu khi tăng phần chiết khấu đối với tài xế, nhiều tài xế đã hoạt động đình công bột phát. Nhưng Grab hoàn toàn không có động thái thông báo sẽ dừng lại các chính sách mới của mình.

Điều này cho thấy áp lực rất lớn cho các đối thủ còn lại, bởi miếng bánh thị phần còn lại khoảng 25% như hiện nay, rất khó để các doanh nghiệp hoàn vốn.

Một khía cạnh nữa là với đặc thù lĩnh vực kinh doanh là ứng dụng vận tải, giao đồ ăn như hiện nay, hệ số hòa vốn sẽ rất cao, tôi nghĩ rằng thị phần phải đạt từ 40% trở lên mới bắt đầu hòa vốn.

Vì vậy, nó sẽ hình thành xu hướng M&A, tức là 2-3 doanh nghiệp nhỏ phải gộp lại thành một doanh nghiệp lớn để tránh sự độc quyền cũng như gia tăng được thị phần nhằm đạt được điểm hòa vốn.

Do vậy, tôi không có gì ngạc nhiên khi các doanh nghiệp top dưới phải thực hiện M&A.

- Trong dài hạn, Go To Group có thể tìm cách để IPO. 2 startup này được cho là đã thảo luận về nhiều kịch bản khác nhau với mục tiêu cuối cùng là IPO tại Jakarta và Mỹ. Theo ông, liệu Go To Group có lựa chọn hình thức SPAC để IPO tại Mỹ?

Đầu tiên, để IPO tại Mỹ, phụ thuộc rất nhiều công đoạn, trong đó ít nhất là doanh nghiệp hoạt động có lãi hoặc đi tắt thông qua con đường SPAC. Tuy nhiên, tôi chưa có nhiều dữ liệu về Go To Group nên tính khả thi để doanh nghiệp IPO cần thêm thời gian để đánh giá. Còn thông qua SPAC, tính khả thi sẽ cao hơn.

Bởi vì họ có thể sử dụng các kỹ thuật kế toán để họ hạch toán lời cũng như các tiêu chuẩn cho đơn vị mới muốn IPO trên sàn chứng khoán Mỹ.

- Theo ông Go To Group cần định hướng như thế nào để cạnh tranh với Grab?

Hiện nay Grab đã chiếm trên 70% thị phần tại Việt Nam, do đó nó đã tạo ra thói quen cho người tiêu dùng, sử dụng Grab cho mọi hoạt động từ vận tải hành khách đến giao đồ ăn, logictics…

Vậy để lấy được thị phần của Grab bắt buộc doanh nghiệp phải tốn tiền, thậm chí là rất nhiều tiền. 

Nhưng thị trường lại đang trong giai đoạn bão hòa với rất nhiều doanh nghiệp tham gia mảng ứng dụng công nghệ giao hàng như Now, Be Group, Baemin...và vẫn phải đốt tiền. Do bão hòa thị trường nên doanh nghiệp lại phải chọn cách đốt tiền như thế nào.

Trong khi đó, Grab còn đang tiếp tục mở rộng thị trường để trở thành một ứng dụng “all in one” ( tất cả trong một ). Nên theo quan điểm của tôi là khá bi quan với trường hợp Gojek sáp nhập để cạnh tranh với Grab.

- Vậy theo ông cần “đốt tiền” như thế nào?

Đứng dưới góc độ quản lý và vận hành, tôi cho rằng doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, nghiên cứu lại thị trường, tránh đối đầu trực tiếp với Grab. Từ nghiên cứu, doanh nghiệp có thể xác định lại mục tiêu, xu hướng tiêu dùng mới mẻ trong tương lai để phát triển.

Nếu Go To Group đủ sức thì có thể đối đầu trực tiếp với Grab ở thị trường chính quy, nhưng nếu không muốn “đốt tiền”, Go To Group cần phải đi theo thị trường ngách, đẩy thị phần của mình lên.

- Xin cảm ơn!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gojek và Tokopedia: Xu hướng siêu sáp nhập tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711711931 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711711931 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10