“Make in Viet Nam”: Nhìn từ Bangalore

Diendandoanhnghiep.vn Vấn đề với kinh tế công nghệ của Việt Nam bây giờ là "hành động" mạnh mẽ, quyết tâm và kỷ luật...

Tháng 9/2014, Thủ tướng Ấn Độ Modi khởi xướng “Make in India” với mục tiêu biến nước này thành trung tâm công nghiệp toàn cầu, khuyến khích các công ty trong và ngoài nước sản xuất sản phẩm ngay tại Ấn Độ.

“Hãy đến và làm tại Ấn Độ. Hãy đến và sản xuất tại Ấn Độ. Bạn có thể bán hàng ở bất kỳ nước nào trên thế giới. Nhưng phải sản xuất ở đây. Chúng tôi có kỹ năng, tài năng, kỷ luật để thực hiện điều đó” - ngài Thủ tướng Modi đã khúc chiết như vậy tại diễn đàn phát động.

Nói là làm, các Bộ chuyên trách bắt tay thực hiện ngay sau đó, họ tập trung vào 25 lĩnh vực trọng yếu như hàng không vũ trụ, năng lượng tái tạo, ôtô, sinh học, IT…

Một góc Silicon Valley ở Bangalore - Ấn Độ

Một góc Silicon Valley ở Bangalore - Ấn Độ

Chính phủ Ấn Độ nhanh chóng thiết lập các ban chuyên trách thu hút đầu tư từ những quốc gia đã “chấm” với Nhật Bản có “Jappan plus”, với Hàn Quốc có “Korea plus”…

Chỉ sau 1 năm, Ấn Độ bắt đầu thu được kết quả, FDI tăng 50% so với cùng kỳ; đầu tư gián tiếp tăng vọt lên 700%. Năm 2016, Ấn Độ phát động tuần lễ “Make in India” thu về 200 tỷ USD đầu tư.

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một diễn đàn có tầm cỡ để phát triển ngành công nghệ. Hơn 1.000 khách mời là chuyên gia, doanh nghiệp trong nước và quốc tế tề tựu về Hà Nội để đưa ra ý tưởng triển khai slogan “Make in Viet Nam”.

“Make” có nghĩa là “sản xuất, chế tạo”, việc dùng một động từ tiếng Anh “nguyên mẫu” so với thể “quá khứ” và “quá khứ phân từ” của nó - mang hàm nghĩa khá hay.

Phải sản xuất từ đầu, tức là mong muốn “Designed - thiết kế, chế tạo” chứ không phải “Assembled - lắp ráp, gia công”. Điều đó phản ánh một xu hướng phát triển công nghiệp hiện nay ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Chỉ gia công, lắp ráp, phụ thuộc, lợi ích nhỏ giọt, hệ quả là môi trường ô nhiễm, mãi không có nổi một thương hiệu đậm đà bản sắc dân tộc.

Về nội hàm khái niệm “Make in Viet Nam” không khác so với “Make in India”. Nhưng, sự thành công của Ấn Độ xuất phát từ nền tảng thực tế.

Cách đây gần 20 năm, thế giới chỉ có 2 thung lũng Silicon, một ở Mỹ và một ở Ấn Độ, đó là Bangalore, một thành phố cao nguyên ở miền Nam Ấn Độ, với dân số khoảng 10 triệu người.

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã xếp Bangalore vào một trong bốn trung tâm công nghệ tốt nhất thế giới. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 250 công ty đa quốc gia công nghệ cao và 1.500 công ty phần mềm đóng đô ở Bangalore. Gồm những cái tên hàng đầu như IBM, Intel, Dell, Cisco, Sun Microsystems, Oracle, Samsung, Apple…

Sự hấp dẫn của Bangalore kéo hàng hàng kỹ sư xuất sắc của Ấn Độ trở về từ Silicon Valley của Mỹ. Chỉ riêng Trung tâm Công nghệ của General Electric ở thành phố này quy tụ đến hơn 2.000 kỹ sư, một phần tư trong số đó có học vị tiến sĩ. 

Chính phủ Ấn Độ đã chuẩn bị cho kế hoạch dài hạn này từ những năm 90 của thế kỷ trước - tức là khi Việt Nam mới rục rịch hé cánh cửa hội nhập.

Việt Nam đã có những nỗ lực tương tự, dự án thung lũng Silicon Đà Nẵng được đầu tư bởi Trung Nam Land bắt đầu thành hình; năm ngoái TP HCM bắt đầu khởi công thung lũng Silicon ở Đông Nam thành phố, vốn đầu tư 480 tỷ đồng.

Sau 20 năm, khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn đang xây dựng cơ bản, chưa biết khi nào xong!

Sau 20 năm, khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn đang xây dựng cơ bản, chưa biết khi nào xong!

Đó là những hứa hẹn cho tương lai, nhưng khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Thạch Thất- Hà Nội) là câu trả lời sát thực nhất về tiến độ phát triển công nghiệp công nghệ cao ở nước ta.

Đó là mục tiêu khá tham vọng và tâm huyết cho mô hình kinh tế tri thức bắt đầu manh nha ở Việt Nam lúc bấy giờ. Nhưng sau 20 năm vẫn còn thi công xây dựng cơ bản, mắc mớ trong giải phóng mặt bằng và nguồn vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật…

Bất luận thế nào,việc xây dựng cơ bản cho một ngành kinh tế biến đổi rất nhanh như công nghệ - mất 2 thập kỷ chưa hoàn thành là quá chậm, trong khoảng thời gian ấy nhiều quốc gia đã đi một bước rất dài, như Ấn Độ, Singapore, Thái Lan…

Nếu 20 năm qua Hòa Lạc trở mình thành một Bangalore thì slogan “Make in Viet Nam” giờ đây đã được đặt lên bệ phóng.

Sự thành công của Ấn Độ nói lên rằng, ngành công nghệ cao là lĩnh vực vô cùng khó nếu như không chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, hạ tầng, chính sách và quan trọng nhất là “CON NGƯỜI CHẤT LƯỢNG CAO”. Và có thể thấy “Make in Viet Nam” mới chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề.

Đóng vai “người đi sau” Việt Nam buộc phải mãnh mẽ gấp đôi, gấp ba đối thủ mới mong đuổi kịp và cạnh tranh. Hy vọng rằng, “Make in Viet Nam” không đơn thuần là khẩu hiệu!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Make in Viet Nam”: Nhìn từ Bangalore tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711629825 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711629825 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10