Malaysia đón đầu CPTPP để đầu tư vào lĩnh vực nào ở Việt Nam?

Diendandoanhnghiep.vn Được cho là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tuyến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Malaysia sẽ nhanh chóng tận dụng những cơ hội từ hiệp định này để tăng cường đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Cao su sẽ là ngành được nhà đầu tư Malaysia ưu tiên tăng cường hợp tác trong thời gian tới.

Cao su sẽ là ngành được nhà đầu tư Malaysia ưu tiên tăng cường hợp tác trong thời gian tới. (Nguồn: Inetrnet).

Ngay sau khi CPTPP được ký kết, ông Dato’Sri Mustapa Mohamed, Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp Malaysia đã chia sẻ: CPTPP sẽ giúp các doanh nghiệp Malaysia mở rộng sự hiện diện của mình ra thị trường quốc tế.

Tại Việt Nam, Malaysia hiện đang là nhà đầu tư lớn thứ 7 trong 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam, với 572 dự án trị giá 12,3 tỷ USD luỹ kế tính đến tháng 2/2018 theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Malaysia lại là nhà đầu tư lớn 2 sau Singapore trong ASEAN có hoạt động đầu tư vào Việt Nam.

Chỉ tính riêng trong tháng 2/2018, Malaysia có 3 dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 2 dự án mở rộng vốn. Tháng 2 cũng ghi nhận 25 lượt mua cổ phần và góp vốn từ Malaysia tại Việt Nam, với giá trị đạt 7,62 triệu USD. Những con số này đã góp phần đưa tổng vốn đăng ký từ nhà đầu tư Malaysia tại Việt Nam đạt 16,29 triệu USD.

Trong đó, những lĩnh vực mà Malaysia tập trung đầu tư là dầu khí, ô tô, công nghiệp sản xuất, chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ tài chính, đầu tư và phát triển bất động sản, phân phối hàng hoá.

Nhắc đến lĩnh vực tài chính, không thể không kể đến hai “ông lớn” trong ngành tài chính của Malaysia đang hiện diện ở Việt Nam là Ngân hàng TNHH MTV CIMB Bank Berhad với mức vốn điều lệ 3.203 tỷ đồng với thời gian hoạt động là 99 năm. Đây là ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài thứ 7, và là ngân hàng 100% vốn Malaysia thứ 2 được cấp phép thành lập tại Việt Nam.

Trước đó vào tháng 3/2016, mặc dù không công bố về số vốn điều lệ, song ngân hàng 100% vốn đầu tư của Malaysia là Ngân hàng Public Bank Perhad đã được cấp giấy phép thành lập và có hiệu lực từ ngày 1/4/2016.

Được biết Malaysia có thế mạnh về xuất khẩu các mặt hàng dầu cọ, cao su, hồ tiêu, nhất là các mặt hàng chế biến sâu. Hiện Malaysia đang nhập khẩu cao su thô của Việt Nam để sản xuất găng tay y tế - sản phẩm lớn nhất của ngành cao su Malaysia.

Với nhiều điểm tương đồng trong tiềm năng phát triển, bên cạnh tài chính, nông nghiệp cũng là lĩnh vực được cộng đồng doanh nghiệp hai bên đặc biệt chú trọng hợp tác và đầu tư.

Chia sẻ cụ thể về cơ hội đầu tư trong thời gian tới, ông Datuk Seri Mah Siew Keong, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Trồng trọt Malaysia cho biết: nhiều doanh nhân trong lĩnh vực chế biến sản phẩm cao su, hồ tiêu của Malaysia đang quan tâm đến thị trường Việt Nam. Hiện Malaysia đang là Chủ tịch Hội đồng Ba bên Cao su quốc tế, gồm có: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, được thành lập với mục đích giữ giá cao su bình ổn.

Ông Datuk Seri Mah Siew Keong bày tỏ mong muốn mời Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng này.

Như vậy, với những tiềm năng hợp tác vốn có, đặc biệt là sau khi CPTPP được ký kết, sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư đi vào chiều sâu từ Malaysia, góp phần đưa dòng vốn FDI của Việt Nam sớm đi vào chất như kỳ vọng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Malaysia đón đầu CPTPP để đầu tư vào lĩnh vực nào ở Việt Nam? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711654503 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711654503 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10