Mạng xã hội và con người phi xã hội hóa

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều người đặc biệt thích thú luận điểm của Yuval Noah Harari trong cuốn sách Sapiens: Lược sử về loài người về sức mạnh của các câu chuyện trong lịch sử loài người.

Thật ra, đây là một ý tưởng quen thuộc đối với các nhà tư tưởng Marxist ở Liên Xô hồi thập niên 1920 như Vygotsky và Voloshinov. 

p/Với yếu tố ẩn danh, mạng xã hộip/gần như mọi người hành xử mà không cần phải tuân thủ ràng buộc của các đại tự sự.

Với yếu tố ẩn danh, mạng xã hội gần như mọi người hành xử mà không cần phải tuân thủ ràng buộc của các đại tự sự.

Nhưng xin hãy bắt đầu với sự hình thành ý thức của con người. Hãy hình dung, vào một thời điểm lịch sử nào đó, khi một con vượn dạng người phát hiện thấy những trái cây chín rụng, nó bèn nhặt ăn - đó là một hành động kiếm mồi thuần túy bản năng.

Nếu trái chín trên cây và nếu nó không thể trèo lên để hái, con vượn có thể dùng đá ném. Hòn đá - đó là thứ nối dài bàn tay của con vượn, là vật trung gian kết nối con vượn với những trái chín trên cây. Nhưng một điều cần lưu ý: bây giờ hòn đá có một chức năng, một giá trị, cái hoàn toàn trừu tượng và không hề có trong tự nhiên, cái không chỉ biến hòn đá thành một công cụ, mà còn biến nó thành một ký hiệu.

Nếu hoạt động nói trên lặp đi lặp lại, đến một lúc nào đó, khi rời khỏi hang, ngay cả khi chưa hề trông thấy những trái cây, con vượn đã chuẩn bị sẵn những hòn đá có kích thước phù hợp mà nó tìm được hoặc chế tác được – nó đã ý thức được một quá trình, hay chúng ta có thể gọi là logic, mà bản chất là một câu chuyện, ít nhiều ổn định, bắt đầu từ việc chế tác hòn đá, việc mang đá theo người, tìm kiếm trong rừng, ném đá, nhặt quả… Những câu chuyện ngày càng phức tạp hơn và ngày càng ít phụ thuộc vào những hoạt động cụ thể. Ý thức của con người được sinh ra và phát triển như vậy.

  Ngày 11/04/2019, tại Trung tâm văn hóa Pháp (L’Espace), 24 Tràng Tiền, Hà Nội, Viện Quốc tế Pháp ngữ tổ chức hội thảo “Truyền thông mới trong kỷ nguyên chuyển đổi số”.

Như vậy, trong quá trình lao động, những con vượn dạng người hình thành một năng lực đặc biệt, đó là năng lực liên kết một cách trừu tượng các sự kiện và hiện tượng rời rạc. Toàn bộ ý thức của con người là các câu chuyện. Các câu chuyện về công việc kiếm sống chính là các kiến thức chuyên môn; Các câu chuyện về thế giới là tôn giáo, triết học và khoa học. Các câu chuyện về quan hệ xã hội là luật pháp, đạo đức. Các câu chuyện về quá khứ là lịch sử. Các câu chuyện về sự tiếp nhận thế giới là nghệ thuật… Các câu chuyện ngày càng phức tạp, điều này cũng có nghĩa là năng lực trí tuệ hay tư duy của con người ngày càng phát triển.

Trong số các câu chuyện đó, có những câu chuyện đặc biệt, những câu chuyện mà Voloshinov gọi là “những cuộc trò chuyện tư tưởng quy mô lớn”, bao trùm lên mọi hiện tượng, mọi khía cạnh đời sống xã hội của một cộng đồng . Về sau, chúng được các triết gia Hậu hiện đại gọi là Đại tự sự (“Meta-fiction” hoặc “Grand Narratives”).

Những đại tự sự này bao trùm mọi lĩnh vực. Kito giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Khổng giáo, Chủ nghĩa Cộng sản… là những đại tự sự. Khoa học, Dân chủ... cũng là những đại tự sự. Tất cả các đại tự sự này đều là những kiến tạo xã hội, đều thể hiện các mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ quyền lực. Ngày nay chúng ta đang chứng kiến xu hướng phân rã của các kiến tạo xã hội, mà triết gia Pháp Jacques Derrida gọi là Giải kiến tạo.

Trong một thời gian dài đại tự sự bị coi là tiêu cực. Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới ra sức cổ vũ cho quá trình giải kiến tạo như là sự vượt thoát, hoặc giải phóng, khỏi các nhà tù tư tưởng. Dĩ nhiên, chúng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực của nó trong sự đánh giá lại quan hệ giữa các giới tính, các chủng tộc; sự nhận thức lại Nhân luận (humanism - quan niệm lấy con người làm trung tâm) và Âu trung luận (Eurocentrism – quan niệm lấy Châu Âu làm trung tâm) và nhiều ví dụ khác.

Tuy nhiên, chúng ta đã không ý thức hết vai trò quan trọng của các đại tự sự. Xã hội loài người đã không là xã hội loài người nếu không có chúng. Mọi hoạt động của con người, mọi sự đánh giá của con người, mọi sự tương tác của con người đều phải dựa trên một nền tảng chung, và nền tảng chung ấy chính là các đại tự sự.

Nhưng ngày nay, dưới tác động của các công nghệ truyền thông mới, đặc biệt là internet, loài người đang chứng kiến một xu hướng chưa từng có, đang thúc đẩy con người ngày càng trở nên biệt lập với nhau và với các khuôn khổ tinh thần chung. Trong quá khứ, mọi hành vi ứng xử, mọi suy nghĩ của con người đều phải dựa trên những thước đo chung, những nguyên tắc chung mà nền tảng là những đại tự sự, thì bây giờ, với sự xuất hiện của mạng xã hội, điều đó đã chấm dứt. Với tính phổ cập, khả năng phát tán thông tin vô hạn và gần như tức thời, cùng với yếu tố ẩn danh, mạng xã hội cho phép gần như mọi người hành xử mà không cần phải tuân thủ ràng buộc của các đại tự sự. Mỗi cá nhân đều có thể đưa ra những thông tin và phát ngôn nặc danh vô trách nhiệm, dần dần bị tách rời các hệ giá trị chung để hành xử không định hướng - một kiểu chuyển động Brown về mặt tinh thần – và không ngừng phát tán rác thông tin.

Sự suy giảm tính xã hội của các cá nhân – theo tôi, đó chính là hiểm họa lớn nhất mà mạng xã hội nói riêng và công nghệ thông tin nói chung đối với xã hội loài người.
 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mạng xã hội và con người phi xã hội hóa tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711709027 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711709027 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10