Mạo hiểm đỉnh cao với hố sụt Kong

Diendandoanhnghiep.vn Đu dây ở độ cao 100m (tương đương với toà nhà 35 tầng) và thả mình giữa thinh không là cảm giác hiếm ai có được trên đời.

Vậy mà, bạn hoàn toàn có thể hiện thực hoá cảm giác ấy khi tham gia tour mạo hiểm với cấp độ khó nhất ở Việt Nam hiện nay - khám phá hố sụt Kong, tỉnh Quảng Bình.

Đến năm 2019, hố sụt Kong (Kong collapse) mới được phát hiện trong hệ thống hang Hổ với chiều cao ấn tượng - khoảng 450m. Đây là một trong những hố sụt lớn nhất trên thế giới hiện nay và đưa vào khai thác du lịch mạo hiểm từ cuối năm 2021.

Chúng tôi có 60 giờ để chinh phục hố sụt Kong. Cũng là từng ấy thời gian, sóng điện thoại không có. Sống giữa đại ngàn hùng vĩ và hoang sơ của vùng đất lửa Quảng Bình, chúng tôi phải đi bộ 23 km, khám phá hang động với chiều dài 7 km, bơi qua hang tối trong làn nước mát 18 độ C, vượt dốc xuyên rừng ở độ cao 250m. Trong đó, đu dây xuống hố sụt Kong là một phần đáng nhớ của hành trình khám phá hệ thống hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng.

Choáng ngợp và phấn kích

Từ điểm xuất phát, đoàn đi bộ 8km đến cửa hang Đại Ả - cửa ngõ vào hố sụt. Du khách có 2 lựa chọn: bơi qua lòng hang hoặc đi bộ theo hướng khác để đu dây xuống hố sụt. Từ một lỗ nhỏ chỉ một người chui qua ở cửa hang, nhìn xuống phía dưới sâu hun hút, thú thật, tôi có chút hoang mang nhưng giây phút bung biêng đó đi qua rất nhanh, nhường chỗ cho cảm giác tuyệt vời, chỉ có thể nói là… rất phê và choáng ngợp. Một khung cảnh hoành tráng, rực rỡ, một hành tinh thu nhỏ nằm gọn trong tầm mắt. Trong lòng hang, khu rừng nguyên sinh đang phát triển, dòng sông ngầm xanh mát uốn quanh chân hố sụt tạo nên một điểm cắm trại vô cùng lý tưởng, khu lán nghỉ như những cây nấm tý hon đủ màu sắc.

Phần đu dây 100m được chia làm 3 đoạn: 30m - 20m – 50m. Chúng tôi bám vào sợi dây thừng chịu được sức nặng 2 tấn cùng nhiều thiết bị hỗ trợ đảm bảo an toàn. Đoạn đầu tiên, bám vách núi, chúng tôi thả mình trong không trung xuống và dừng lại ở bên sườn hố sụt để tiếp tục xuống đoạn thứ 2 được cho là khó khăn và hiểm trở nhất do tính chất phức tạp của địa hình. Chúng tôi phải vừa đu vừa bám hoàn toàn vào vách núi để xuống chứ không có đủ không gian treo lơ lửng. Ai nấy đều cẩn thận và tập trung cao độ, tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật.

 Sống lưng khủng long hang Pygmy.

Sống lưng khủng long hang Pygmy.

Điểm nghỉ của đoạn đu dây thứ 2 là một hẻm núi có chiều dài khoảng 10 - 12m và rộng chưa đến... 1m, chúng tôi bắt buộc phải móc dây an toàn mới được phép di chuyển. Ngay giữa hành lang vực có 1 chiếc võng được thiết kế để ngồi nghỉ và ăn trưa tại đây. Có lẽ đây là view mạo hiểm đáng sợ vì mỗi lần ngồi võng đung đưa tôi có cảm giác như mình lại lao xuống vực nhưng đẹp đến độ không dễ kiếm lần thứ 2.

Đoạn thứ 3 tuy dài nhất nhưng không quá khó vì địa hình vách thoai thoải. Các thành viên trong đoàn đều quá quen với độ cao, cảm giác hồi hộp lẫn lo lắng không còn nên mọi người cũng thoải mái hơn và ra sức tạo dáng, xoay chuyển cơ thể giữa không trung.

Rừng trong hang

Rời hố sụt Kong, chúng tôi tiếp tục khám phá 3 hang động hoang sơ động nối tiếp nhau nằm sâu trong vùng lõi của vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là hang Hổ, hang Over và hang Pygmy. Trước đây, chúng là một hang dài xuyên suốt, quá trình vận động địa chất đã làm cho một số khu vực của hang động sập xuống và tạo ra các hố sụt khổng lồ với những khu rừng nguyên sinh bên trong hang với nhiều thảm thực vật xanh mướt như chưa hề có dấu tích của con người.

Đặc biệt, hang Over sở hữu hệ sinh thái nguyên thuỷ đặc biệt quý hiếm. Đó là vô vàn khối thạch nhũ cao hàng chục, hàng trăm mét với muôn kiểu hình thù phong phú, huyền ảo, kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của con người. Du khách được yêu cầu hạn chế sờ vào bề mặt măng đá, chỉ ngắm và chụp hình để không ảnh hưởng đến quá trình kết tủa đá. Hang Over không có ánh sáng mặt trời nhưng kỳ lạ, cây vẫn nảy mầm, động vật vẫn sinh trưởng và phát triển. Chỉ có điều các loài động thực vật, côn trùng đều màu trắng hoăc màu nhạt. Cũng do lòng hang chìm trong bóng tối nên tất cả thành viên sử dụng đèn pin đeo trên trán để đi qua những đoạn đường trơn hoặc bơi qua sông để di chuyển từ hang này sang hang kia.

Kỳ vĩ và bí ẩn hơn cả là hang Pygm với chiều cao và chiều rộng lên tới 100m. Muốn xuống mặt đất, cả đoàn đi qua vách thạch nhũ khổng lồ dài 23m được gọi là “sống lưng khổng lồ”. Cảm giác mạo hiểm thường trực cả chuyến đi nhưng đây có lẽ là khoảng khắc nín thở khi con người bị nuốt chửng giữa không gian hoang sơ và rộng lớn. Cheo leo ở độ cao 80m, chỉ cần lơ là, nguy hiểm sẽ xảy đến nên ai cũng phải vững tin. Sau những phút giây này, chúng tôi tiếp tục bơi, leo núi, vượt dốc để đi đến đến điểm kết thúc hành trình.
Càng đi đến chặng cuối, tốc độ đi càng chậm lại, hình như ai cũng muốn níu giữ cảm xúc trải nghiệm có một không hai ở chuyến đi thú vị nhất trong cuộc đời mình. Ở đó, chỉ cần vượt qua được giới hạn của bản thân, nhiều trang cảm xúc đặc biệt mới được mở toang.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mạo hiểm đỉnh cao với hố sụt Kong tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711661966 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711661966 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10