Mấy mối nguy nhãn tiền thời hậu Donald Trump

Diendandoanhnghiep.vn D. Trump thất cử, chủ nghĩa Trump cũng tan thành mây khói. Những âm mưu dưới dạng "chính sách hội nhập" sẽ trở lại.

Chủ nghĩa Trump không còn nhiều thì giờ để tồn tại

Chủ nghĩa Trump không còn nhiều thì giờ để tồn tại

Trước sau Donald Trump vẫn là chính trị gia xuất sắc, nhận định này dựa trên so sánh đối chiếu với những nhân vật tinh hoa nhất trong nền chính trị Mỹ đương đại như Hilary Clinton, Joe Biden, Barack Obama,…

Trong vòng 4 năm, Trump buộc NATO phải móc thêm hầu bao để duy trì hoạt động của khối. Bắt buộc đàm phán lại các Hiệp định Thương mại không có lợi cho nước Mỹ.

Khéo léo dùng thương mại và thuế để buộc Trung Quốc bớt ngông cuồng. Đủ sức hấp dẫn và thân thiện để lôi kéo nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un qua Singapore và Việt Nam bàn giải pháp hòa bình.

Điểm “nóng” Trung Đông” bớt nổ súng, khủng bố giết người, khối Arap và Israel ký hiệp định hòa bình lịch sử. Còn COVID-19? Nước Mỹ là một trong những ổ dịch. Song, người ta sẽ bớt đổ lỗi cho D. Trump nếu như nhìn sang châu Âu, Trung Quốc và châu Mỹ!

Lịch sử 300 năm của nước Mỹ chưa khi nào đề cao chủ nghĩa dân tộc như 4 năm vừa rồi, toàn bộ được gói gọn trong slogan “Nước Mỹ trên hết”. Đương nhiên, nội hàm của mệnh đề này sẽ xung đột nghiêm trọng đến lợi ích của các cường quốc.

Nhưng không phải ông Trump là thần thánh để có thể giải quyết được mọi việc trên thế giới. Vấn đề ở chỗ, (nếu thất bại) Trump không còn cơ hội để tiếp tục thực hiện những chính sách còn dang dở.

Vì vậy, nhiều cường quốc “ngộp thở” trong 4 năm vừa qua sẽ có cơ hội “tái xuất giang hồ”, quay trở lại thực hiện những chương trình (âm mưu) bị chặn đứng bởi chính sách của ông Trump. Điều này rất có cơ sở khi Joe Biden là một người nổi tiếng ôn hòa.

Con lừa là biểu tượng của đảng dân chủ qua bức biếm họa của Anthony Imbert dưới thời Tổng thống Andrew

Con lừa là biểu tượng của đảng Dân chủ qua bức biếm họa của Anthony Imbert dưới thời Tổng thống Andrew Jackson

Trong 8 năm ông Obama làm Tổng thống, thế giới hầu như không có nhiều thông tin về các chương trình hành động của Bắc Kinh. Chẳng ai biết “Vành đai Con đường” có hình hài ra sao, tác động, ảnh hưởng như thế nào đến các quốc gia nhỏ, nghèo.

Cũng trong 8 năm đó, Trung Quốc liên tục tăng cường các hoạt động phi pháp trên Biển Đông. Cho đến cuối nhiệm kỳ Tổng thống Trump, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ mới có một Ngoại trưởng Mỹ (Mike Pompeo) trực tiếp lên tiếng bác bỏ các yêu sách về chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông.

Washington không dấu diếm ý định thành lập “bộ tứ kim cương mở rộng” tại châu Á - Thái Bình Dương trực tiếp ngăn cản Trung Quốc thực hiện các chiến lược (âm mưu) an ninh, kinh tế, quốc phòng biển - trên lãnh hải của nhiều nước Đông Nam Á.

Không ai khác, chỉ có Trump mới là chính khách đầu tiên thời hậu COVID-19 đưa ra ý tưởng tái cấu trúc chuỗi cung ứng mới, cắt khúc chuỗi lợi ích, hạn chế phụ thuộc Trung Quốc. Điều này rất có lợi cho các nước đang phát triển ở châu Á, Mỹ Latin.

Ngay trước và trong bầu cử Mỹ, Bắc Kinh có hai động thái rất đáng lưu tâm. Trung ương đảng nước này ban bố chính sách kinh tế “tuần hoàn kép”, có thể nói vắt tắt là “tái thu mình chờ cơ hội”.

Vì sao Trung Quốc thực hiện điều này ngay sau khi ứng viên đảng Dân chủ - có xu hướng gần gũi với họ - Joe Biden có dấu hiệu thắng cử? Mà không phải làm ngược lại vì khắc tinh của Bắc Kinh là Tổng thống Trump sắp sửa về vườn? Có phải Trung Quốc muốn tránh tiếng “dậu đổ bìm leo”?

Tại Biển Đông, Quốc hội Trung Quốc đang xem xét dự Luật hải cảnh sửa đổi, trong đó có nội dung cho phép cảnh sát biển dùng vũ khí đối với các tàu nước ngoài được xem là vi phạm chủ quyền của họ.

Biển Đông lại dậy sóng nếu dự Luật hải cảnh sửa đổi của Trung Quốc được thông qua

Biển Đông lại dậy sóng nếu dự Luật hải cảnh sửa đổi của Trung Quốc được thông qua

Vì sao đến bây giờ, dự Luật này mới được truyền thông Trung Quốc công bố? Phải chăng, người Trung Quốc đã biết đối thủ nặng ký nhất của mình sắp sửa xách va ly rời khỏi chính trường?

Nếu Luật này được thông qua, sẽ là mối nguy lớn với ngư dân Việt Nam, bởi vì khái niệm “vùng biển Trung Quốc” hiện nay còn gây tranh cãi về phạm vi, quy mô, nhiều khu vực chồng lấn lên chủ quyền, lãnh hải của Việt Nam và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác.

Không có lý do gì Trung Quốc từ bỏ mấy kế hoạch lớn, tiêu tốn rất nhiều công sức và tiền bạc - nếu không có ai cản mũi họ! Bài học lịch sử đã có, chỉ vài đời Tổng thống Mỹ “mất cảnh giác” Trung Quốc đã vươn mình, có mặt ở mọi lĩnh vực khắp toàn cầu.

Điều đó chẳng có gì để nói nếu như lợi ích của Trung Quốc luôn hài hòa với phần còn lại. Đằng này sự phát triển, bành trướng của người khổng lồ phương Bắc luôn để ngỏ khả năng “động chạm” đến hàng xóm láng giềng, đối tác gần lẫn xa.

Ông Trump gần như hết khả năng thực hiện tiếp “Nước Mỹ trên hết”, khoảng lặng được tạo ra từ các chính sách dở dang là mối nguy rất lớn đến an ninh, hòa bình và ổn định toàn cầu.

Cả thế giới nín thở ngóng theo chương trình nghị sự của Biden để xoay trở, điều chỉnh sao cho ít lệch pha nhất. Nếu như cần tìm một hệ quy chiếu để dự đoán thì hãy lật lại hình ảnh nước Mỹ 8 năm dưới thời B. Obama.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mấy mối nguy nhãn tiền thời hậu Donald Trump tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713513435 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713513435 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10