“Mở đường” cho doanh nghiệp tiếp cận vốn

Diendandoanhnghiep.vn Để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn vốn ngoài tín dụng, cần thiết phải tháo gỡ những rào cản về pháp lý.

>>Chiến lược ESG để thu hút vốn cho doanh nghiệp tư nhân

Đây là chia sẻ của Luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty luật HPVN với DĐDN

- Với điều kiện khắt khe trong việc tiếp cận vốn tín dụng đối với doanh nghiệp hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển thị trường vốn đầu tư mạo hiểm là cần thiết, ông đánh giá sao về nhận định này?

Trong bối cảnh quy mô thị trường vốn trong nước còn nhỏ, nguồn vốn huy động FDI, ODA có hạn và kèm theo điều kiện khắt khe, việc phát triển thị trường vốn đầu tư mạo hiểm theo tôi là cần thiết.

Thực tế tại Việt Nam, số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động khá nhiều, có thể kể đến như: Mekong Capital (đầu tư chủ yếu vào nhóm ngành theo xu hướng tiêu dùng); CyberAgent Ventures (thuộc top đầu của các quỹ đầu tư công nghệ thành công nhất thị trường đầu tư Việt Nam cho đến nay); FPT Venture (đang theo đuổi mục tiêu trở thành vườn ươm khởi nghiệp hàng đầu tại Việt Nam); Vina Capital Venture (chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chứng khoán, bất động sản; hiện đang quản lý tới hơn 1,8 tỷ USD);…

Việc các doanh nghiệp có thể nắm bắt, tiếp cận vốn từ các quỹ này không chỉ tốt cho việc xây dựng và phát triển của doanh nghiệp, mà còn tạo ra một kênh đầu tư mới, bổ sung sự đa dạng vào thị trường vốn mà Việt Nam đã và đang có.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít rào cản pháp lý làm hạn chế về hoạt động đầu tư mạo hiểm.

- Ông có thể phân tích cụ thể về những rào cản pháp lý này, thưa ông?

Hiện nay, hành lang pháp lý có liên quan đến hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam chủ yếu vẫn nằm ở Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2018 và Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

>>Tháo gỡ điểm nghẽn khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp

Cụ thể, tại Điều 5 của Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không có tư cách pháp nhân, do tối đa 30 nhà đầu tư (tức là không cho phép vượt quá con số 30) góp vốn thành lập trên cơ sở điều lệ quỹ; quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không được góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khác… Đây là rào cản đáng kể trong thu hút nguồn vốn từ cộng đồng cho hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.

Ngoài ra, Nghị định cũng không có quy định điều chỉnh đối tượng là khả năng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào các quỹ đầu tư mạo hiểm. Điều đó có nghĩa các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định tương tự về các hạn chế tiếp cận thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào công ty Việt Nam…

Bên cạnh đó, Điều 7 Nghị định 38/2018/NĐ-CP yêu cầu tất cả các nhà đầu tư mạo hiểm phải ký kết thỏa thuận kiểm soát việc quản lý quỹ. Trừ khi điều lệ quỹ có quy định khác, công ty quản lý quỹ phải nộp báo cáo cho Ban đại diện quỹ/Giám đốc quỹ định kỳ 03 tháng. Đồng thời, điều lệ của quỹ đầu tư mạo hiểm phải nêu rõ mục đích của quỹ là tham gia vào các khoản đầu tư có rủi ro cao. Để kiểm soát giao dịch giữa các bên liên quan, cần có sự đồng ý của nhà đầu tư trong các giao dịch giữa quỹ đầu tư mạo hiểm và công ty khởi nghiệp có người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư sở hữu ít nhất 35% vốn góp của quỹ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định trong điều lệ của quỹ. 

Các quy định đã nêu cho thấy, Chính phủ cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cộng đồng các doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng đây cũng là “nút thắt” phát sinh nhiều bất cập, hạn chế đối với từng nguồn vốn mà doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo có thể tiếp cận. Bởi, để tiếp cận nguồn vốn từ các chính sách hỗ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính với nhiều bước, xét duyệt với nhiều loại hồ sơ, giấy tờ.

- Từ những “nút thắt” pháp lý nêu trên, ông có đề xuất, kiến nghị gì để tạo thuận lợi phát triển đa dạng thị trường vốn cho doanh nghiệp?

Theo tôi, cần sớm hoàn thiện môi trường thể chế thuận lợi cho hình thức đầu tư vốn mạo hiểm phát triển trong nền kinh tế thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, các thể chế tài chính...

Cụ thể là ban hành các văn bản hướng dẫn tập trung và thống nhất cho mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm ra đời và hoạt động (từ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập, điều lệ hoạt động, đến quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan và mô hình quản lý hoạt động của quỹ); các chính sách ưu đãi riêng về thuế hay lãi suất để khuyến khích phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm…

Đồng thời, không giới hạn số lượng tối đa 30 nhà đầu tư và không phân biệt nhà đầu tư đến từ nước ngoài mà mọi tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đều có quyền hỗ trợ vốn cho những người khởi nghiệp tiềm năng, có quyền cấp vốn đầu tư mạo hiểm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo một cách không hạn chế; và ngược lại doanh nghiệp nhận đầu tư từ nguồn quỹ đầu tư mạo hiểm không bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí “phải được ít nhất một trong quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (do tổ chức tài chính Nhà nước của địa phương lựa chọn quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cùng đầu tư đáp ứng đủ điều kiện tối thiểu) vào lựa chọn để đầu tư”.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Mở đường” cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713620203 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713620203 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10