Mở rộng quy mô bài toán khó cho start-up

Nguyễn Long 15/12/2019 10:59

Trong khoảng một nửa số doanh nghiệp khởi nghiệp tồn tại sau 5 năm đầu tiên thì chỉ 1 trong 200 doanh nghiệp có thể mở rộng như kỳ vọng.

Vào ngày 14/12 vừa qua, đã diễn ra Hội thảo ScaleCon 2019 với chủ đề “Mở rộng quy mô doanh nghiệp trong nền kinh tế số do Học viện Công nghệ Sophia (trực thuộc Công ty Cổ phần Agilead Global) tổ chức.

ScaleCon 2019 - Hội nghị đầu tiên bàn về chủ đề Scale-up tại Việt Nam

ScaleCon 2019 - Hội nghị đầu tiên bàn về chủ đề Scale-up tại Việt Nam.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Tú, Giám đốc Công nghệ Công ty Cổ phần NAL Việt Nam đã đưa ra những con số thống kê rất đáng suy ngẫm về các giai đoạn phát triển của một doanh nghiệp, theo đó Start-up mà không mở rộng được thì không có nhiều ý nghĩa.

Các thống kê cho thấy rằng, trong khi chúng ta nói rất nhiều về Start-up thì thực tế, doanh nghiệp được cho là thành công hay trở nên vĩ đại là nhờ Scale-up (Mở rộng quy mô). Ở bình diện quốc gia thì đóng góp vào tăng trưởng GDP chủ yếu là Scale-up chứ không phải Start-up.

Theo thống kê từ Statistic Brain, 25% số start-up thất bại ngay trong năm đầu tiên, và đến năm thứ 10 thì con số này tăng lên 71%. Một vài thống kê khác thậm chí còn đưa ra con số đáng bi quan hơn khi cho rằng tỷ lệ thất bại của Start- up lên đến 90%. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Trong khoảng một nửa số doanh nghiệp khởi nghiệp tồn tại sau 5 năm đầu tiên thì chỉ 1 trong 200 doanh nghiệp có thể mở rộng như kỳ vọng.

Thách thức về công nghệ và quản trị

Rất nhiều thách thức đối với mở rộng quy mô doanh nghiệp đã được nêu ra tại Hội nghị ScaleCon 2019

Rất nhiều thách thức đối với mở rộng quy mô doanh nghiệp đã được nêu ra tại Hội nghị ScaleCon 2019

Bên cạnh nhận thức hạn chế về giai đoạn Scale-up, hội nghị ScaleCon đã chỉ ra rằng, việc mở rộng quy mô doanh nghiệp gặp thách thức ở các vấn đề công nghệ và quản trị. Việc chưa làm chủ được các công nghệ mới khiến năng suất của doanh nghiệp không được cải thiện, không đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Là chuyên gia hàng đầu về các công nghệ mới như AI, Blockchain, ông Phạm Thanh Tú, Nguyên Giám đốc Công nghệ AgileTech cho rằng, với khả năng công nghệ hiện tại của doanh nghiệp, AI và Blockchain mới chỉ được sử dụng ở quy mô nhỏ người dùng, chưa thể nhân rộng, chưa cá nhân hóa, trong khi chi phí còn quá cao.

Với tham luận về “Agile at Scale”, diễn giả Phạm Anh Đới, Giám đốc Học viện Agile lại đưa ra những thách thức khác về mặt quản trị. Đó là mức độ linh hoạt của doanh nghiệp Việt Nam còn rất thấp trong khi môi trường kinh doanh đầy biến động. Thống kê từ Mckinsey cho thấy, chỉ 4% doanh nghiệp đạt được mức độ Agility toàn bộ công ty. Những thay đổi của doanh nghiệp Việt mới chỉ tập trung vào các công cụ và một vài phương pháp mang tính kỹ thuật, trong khi cách nghĩ, thái độ vẫn chưa hề Agile.

Có thể bạn quan tâm

  • Khởi nghiệp đừng vội dùng “quyền trợ giúp”

    08:23, 16/12/2019

  • Còn quy định 'gây khó' nhà đầu tư rót vốn vào dự án khởi nghiệp

    06:47, 16/12/2019

  • Startup Việt đã là một phần của hệ sinh thái khởi nghiệp thế giới chứ không còn "nhìn ra thế giới" nữa

    04:37, 16/12/2019

  • Khởi nghiệp thành công với “cà gai leo”

    04:04, 16/12/2019

Thách thức về tài chính và nhân sự

Một trong những vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp Scale-up được bàn đến tại Hội nghị đó là vấn đề tài chính. Ông Nguyễn Đình Tiến, chuyên gia Tài chính và Đầu tư đã chỉ ra sáu thách thức về quản trị tài chính đối với doanh nghiệp đó là: Mất cân đối dòng tiền; Thị trường tài chính biến động; Khả năng tái đầu tư kém; Khoản vay lớn; Lãi suất tiền vay cao; và thuế.

Theo ông Tiến, trong số sáu thách thức tài chính kể trên, thì mất cân đối dòng tiền là rủi ro lớn nhất. Một doanh nghiệp thiếu tiền dẫn đến việc mua nguyên vật liệu, khả năng chi trả lương nhân viên, khả năng thanh toán các khoản vay không thể thực hiện được và có thể dẫn tới phá sản.

Bên cạnh vấn đề tài chính, với tham luận về “Vai trò của trường học đối với mở rộng doanh nghiệp”, ông Phạm Hùng Hiệp, Chuyên gia Nghiên cứu giáo dục cho rằng, giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa thực sự ngồi lại với nhau. Ngành Công nghệ thông tin vẫn thiếu 250.000 nhân lực (theo thống kê tháng 7/2019 của Bộ TT&TT) trong khi các trường chỉ cung cấp được 50,000 sinh viên mỗi năm, đó là chưa kể đến 70% sinh viên ra trường ngành phải đào tạo lại.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mở rộng quy mô bài toán khó cho start-up
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO