Mỗi năm thất thu 85% số thuế phải thu từ Google và Facebook

Diendandoanhnghiep.vn Ông Nguyễn Minh Đức, Ban pháp chế (thuộc VCCI), có hai cách để đánh thuế, một là người có doanh thu, tức là các nhà cung cấp, các tập đoàn như Google, Facebook, YouTube…, sẽ phải nộp.

>>>Facebook, Google, Microsoft đã nộp hơn 4.500 tỷ đồng tiền thuế

Việt Nam đang thất bại trong việc đánh thuế thương mại điện tử cùng các dịch vụ trực tuyến một cách hiệu quả và “bắt” những gã khổng lồ công nghệ nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế.

Đó chính là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trước Quốc hội hôm thứ Tư vừa qua. Theo Bộ trưởng, việc “đánh thuế thương mại điện tử và các nền tảng kỹ thuật số là một thách thức mới và khó khăn. Trong lĩnh vực này, thất thu thuế rất lớn do các máy chủ được đặt ở nước ngoài”.

Loay hoay việc đánh thuế

Theo Tổng cục Thuế, đối với các mô hình hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo trực tuyến của các tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam như Facebook, Google, hay là YouTube,… cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động này thông qua các đối tác hoặc đại lý quảng cáo của các công ty này, hoặc các doanh nghiệp mua dịch vụ trực tiếp của các công ty này tại Việt Nam.

Việt Nam đang thất bại trong việc bắt những

Việt Nam đang thất bại trong việc bắt những "gã khổng lồ" công nghệ thực hiện nghĩa vụ thuế.

“Các doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng quảng cáo với các tổ chức nước ngoài thì thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho các nhà thầu, tổ chức nước ngoài. Đối với số thuế đã kê khai nộp thay, các doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp”, Tổng Cục thuế cho biết.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Minh Đức, Ban pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), về nguyên tắc, các nhà cung cấp nước ngoài có kinh doanh và phát sinh doanh thu tại nước ta thì phải nộp thuế. Nhưng, thuế đó do ai nộp?

Theo ông Đức, có hai cách để đánh thuế, một là người có doanh thu, tức là các nhà cung cấp, các tập đoàn như Google, Facebook, YouTube…, sẽ phải nộp. Khi đó, họ sẽ thu tiền của khách hàng là tiền dịch vụ và thuế. Sau khi thu xong, họ sẽ giữ lại phần tiền dịch vụ của họ, còn phần thuế họ nộp cho Việt Nam.

Cách thứ hai, người dùng dịch vụ, tức là các cá nhân, công ty ở Việt Nam sẽ phải nộp. Khi đó, Facebook, Google, YouTube… chỉ thu tiền dịch vụ thôi. Còn phần thuế họ sẽ yêu cầu bên dùng dịch vụ phải nộp thuế. Trong trường hợp này, người dùng dịch vụ tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế.

Việt Nam từ trước đến nay thu thuế của người dùng dịch vụ, tức là cách thứ hai (thường gọi là thuế nhà thầu). Lợi ích của cách thức này là cơ quan thuế có thể nắm được người dùng dịch vụ ở Việt Nam.

Tuy nhiên, chính điều này đã và đang được các “gã khổng lồ” công nghệ tận dụng và chuyển nghĩa vụ thuế của mình cho các khách hàng cá nhân của họ. Gần đây, Meta, công ty mẹ Facebook thông báo yêu cầu khách hàng từ Việt Nam đăng quảng cáo trên mạng xã hội này phải nộp thêm 5% thuế giá trị gia tăng (VAT) để doanh nghiệp tiến hành nộp thuế nhà thầu tại Việt Nam. Theo công ty, việc tính thêm thuế VAT là bắt buộc với người dùng đăng quảng cáo.

>>>Nghị định 70/2021: “Siết” quản lý quảng cáo trên nền tảng xuyên biên giới

>>>Thất thu thuế từ nền tảng xuyên biên giới: Vào cuộc bịt… “lỗ hổng”

Vẫn thất thu lớn

Theo một số liệu từ Tổng cục Thuế cho thấy, trong giai đoạn 2018-2021, tổng số thuế thu được từ các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới là khoảng 4.400 tỷ đồng. Trong đó, số thu từ một số “gã khổng lồ” công nghệ như là Facebook vào khoảng 1.695 tỷ đồng, Google là 1.618 tỷ đồng, còn Microsoft là 576 tỷ đồng,…

Nếu thu đủ thì số thuế của mỗi doanh nghiệp này có thể lên đến hàng nghìn tỷ.

Nếu thu đủ, số thuế của những "gã khổng lồ" công nghệ có thể lên đến hàng nghìn tỷ mỗi năm.

Trong đó, khoản thu trên chủ yếu đến từ các đại lý quảng cáo chính thức của những công ty trên tại Việt Nam, họ chịu trách nhiệm nộp thay khoản thuế nhà thầu 10% cho các “gã khổng lồ” công nghệ này.

Nhưng trên thực tế, khoản thu chính mà Facebook hay là Google kiếm được là chủ yếu đến các khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ ở Việt Nam lại chưa được quản lý thuế đầy đủ. Đáng lưu ý, khoản thu từ những đối tượng này đang chiếm đến 70% doanh thu của Facebook và 50% doanh thu của Google tại Việt Nam hàng năm.

Theo một báo cáo của Vietnam Digital Marketing Trends 2021, mức doanh thu quảng cáo trực tuyến của Việt Nam đạt khoảng gần 1 tỷ USD, trong đó có đến 80% số doanh thu này rơi vào túi của các “gã khổng lồ” như Google hay là Facebook. Nếu thu đủ thì số thuế của mỗi doanh nghiệp này có thể lên đến hàng nghìn tỷ mỗi năm chứ không chỉ là những con số ở trên, như trong báo cáo của Tổng cục Thuế nhận định.

Đó mới chỉ là những khó khăn và thách thức với việc đánh thuế các dịch vụ quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số xuyên biên giới. Còn với các giao dịch thương mại điện tử diễn ra trên “không gian mạng”, nơi khó xác định đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế và giá trị để tính thuế, mọi thứ còn khó khăn hơn nữa. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang có hơn 100 nền tảng thương mại điện tử, trong đó có 41 sàn bán hàng hóa và 98 sàn cung cấp dịch vụ.

Mặc dù Bộ Tài chính đã thiết lập cổng thanh toán và giải thích cho các nền tảng thương mại điện tử và các gã khổng lồ công nghệ về nghĩa vụ thuế của họ, nhưng có lẽ việc đánh thuế vẫn là một nhiệm vụ khó khăn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỗi năm thất thu 85% số thuế phải thu từ Google và Facebook tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711643065 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711643065 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10