Mối quan hệ Mỹ - Triều - Trung: "Kiềng ba chân" không vững?

Cẩm Anh 09/01/2019 11:00

Chuyến thăm Trung Quốc đầy bất ngờ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã củng cố thông điệp hiện tại của ông về sự cam kết cũng như đánh dấu một bước tiến mới trong liên minh song phương.

Mỹ - Trung Quốc - Triều Tiên đang duy trì mối quan hệ phức tạp

 Kim Jong - un đang tìm kiếm điều gì trong mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ?

Nhưng mối quan hệ này sẽ được hiểu theo hướng nào? Đặc biệt khi thông tin từ phía Triều Tiên được kiểm soát chặt chẽ và các chuyên gia chỉ có thể đánh giá sự kiện thông qua các tuyên bố chính thức.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên vốn luôn tồn tại những lo lắng và có thời điểm trở nên xấu đi kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã từng nhấn mạnh sự thân thiện, nhưng mô tả đó là một mối quan hệ "bất thường".

Có thể bạn quan tâm

  • Nóng: Ông Kim Jong - un bất ngờ thăm Trung Quốc!

    11:45, 08/01/2019

  • Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Lựa chọn nào cho Bình Nhưỡng?

    20:18, 06/01/2019

  • Ngoại giao Mỹ - Triều "tan băng" và “người giữ nhiệt” Hàn Quốc

    15:00, 03/01/2019

  • Hàn Quốc có thực hiện tốt vai trò trung gian giữa Mỹ - Triều?

    16:40, 14/09/2018

Đã có những giai đoạn trong quan hệ hai nước mà Bình Nhưỡng ngày càng tin rằng Trung Quốc đã can thiệp thái quá và không tôn trọng chủ quyền của Triều Tiên. Đặc biệt khi mối quan hệ thương mại, khoảng 80 đến 90% ngoại thương của Triều Tiên là với Trung Quốc.

Tuy Triều Tiên cần thực phẩm và năng lượng của Trung Quốc, nhưng từ lâu đã không hài lòng với vị thế phụ thuộc vào Bắc Kinh và  tìm kiếm các cuộc đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chiến thắng trong những cuộc đàm phán này mang đến cho ông Kim Jong-un cơ hội tái cân bằng quan hệ với Trung Quốc. Nhưng việc gặp gỡ Tập Cận Bình trước các cuộc hội nghị Thượng đỉnh đã trấn an Bắc Kinh rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên không phớt lờ họ.

Điều này cũng củng cố vị thế của Kim Jong-un khi ông bước vào cuộc họp với Tổng thống Trump, và có một hậu phương đảm bảo nếu các cuộc đàm phán trở nên tồi tệ.

Với Trung Quốc, họ không muốn đứng ngoài cuộc chơi. Chuyến đi này đã tái khẳng định vị thế của Bắc Kinh trong quá trình đàm phán vốn do Seoul, Bình Nhưỡng và Washington thống trị.

Đồng thời, một lần nữa thể hiện lại vị thế của ông Tập Cận Bình trong khu vực. Và Nhà Trắng chỉ được thông báo về chuyến thăm của ông Kim Jong-un sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên đã rời đi!

Ông Kim Jong - un gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Mối quan hệ Trung - Triều sẽ diễn biến ra sao?

Bắc Kinh không thích chương trình hạt nhân của Triều Tiên, không chỉ vì điều đó khuyến khích tăng cường quân sự trong khu vực, mà còn còn vì mục tiêu mong muốn của họ rất khác so với mục tiêu của Mỹ.

Đổi lại, Mỹ coi Trung Quốc là "chìa khóa" để buộc Triều Tiên hành xử đúng mực. Mặc dù điều này chỉ đúng một phần. Bắc Kinh có thể tác động đến nền kinh tế của Triều Tiên nhưng không thể điều chỉnh chính sách của quốc gia này.

Nhưng nếu Mỹ có thể làm điều đó mà không cần đưa ra điều kiện trao đổi với Trung Quốc, mọi thứ sẽ tốt hơn nhiều với Washington. Và Tổng thống Trump rất thích biến những cuộc nói chuyện này thành chiến thắng cá nhân.

Giới quan sát cho rằng, điều nguy hiểm là chúng có thể là một thảm họa. Đàm phán với Triều Tiên đòi hỏi kỹ năng, sự kiên nhẫn và phối hợp. Tổng thống Trump là một người theo chủ nghĩa đơn phương và không kiên định.

Khi Triều Tiên nói về việc phi hạt nhân hóa, điều đó không giống những gì Tổng thống Trump đã nghĩ. Có những lo ngại rằng ông có thể đưa ra những nhượng bộ quan trọng mà không tham vấn các cố vấn và đồng minh.

Những gì ông Kim và Chủ tịch Tập Cận Bình đã thảo luận trong tuần này vẫn còn là một bí ẩn, vượt ra ngoài những phác thảo đơn giản nhất. Trung Quốc có đồng ý giảm áp lực không? Họ đã phối hợp chặt chẽ như thế nào cho hội nghị thượng đỉnh đang đến gần? Nhưng sự mơ hồ này che khuất tầm nhìn của cả người trong cuộc và ngoài cuộc.

Mỗi bên đều chỉ nắm bắt được một phần mối quan tâm, ưu tiên và chiến thuật của đối thủ. Và nếu Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong - un gặp nhau như kế hoạch, sự thiếu kiên nhẫn và nóng vội có thể dẫn đến những hậu quả thực sự đáng sợ. Và được lợi trong câu chuyện này, chính là Bắc Kinh. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mối quan hệ Mỹ - Triều - Trung: "Kiềng ba chân" không vững?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO