Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức đề xuất cắt giảm đến 50% số điều kiện kiện kinh doanh.
Tuy nhiên, qua nhiều lần kêu cứu chậm chễ giải quyết, không ít doanh nghiệp vẫn đang thấp thỏm “nghe ngóng”.
Ảnh minh họa.
Theo đó, trong 172 điều kiện đầu tư kinh doanh về thú ý, thức ăn chăn nuôi. Bảo vệ và kiểm dịch thực phẩm, quản lý chất lượng, sản pẩm biến đổi gen… sẽ có 131 điều kiện đầu tư kinh doanh được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏi.
Có thể bạn quan tâm |
Từ điều kiện kinh doanh dẫn tới kiểm tra chuyên ngành. Ông Lê Giang, Cty TNHH Vĩnh An cho biết, vấn đề kiểm tra chuyên ngành đang khiến doanh nghiệp… vô cùng mệt mỏi. “Doanh nghiệp tôi nhập khẩu thức ăn tại cảng Hải Phòng, tại cẳng thì phải mất 48 tiếng mới cấp chứng thư. Thời gian kiểm tra thực tế kéo dài đến 48 tiếng, có khi kéo dài 72 tiếng. Như vậy, chi phí lưu kho, lưu bãi của các doanh nghiệp là “khủng khiếp”, ông Giang phàn nàn.
Trên thực tế, vấn đề này đã được ông Giang đã kiến nghị tại một hội thảo do VCCI tổ chức vào tháng 12/2017. “Tại hội nghị đó, đại điện bộ Nông nghiệp là bà Nguyễn Thị Kim Anh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế đã hứa với doanh nghiệp sẽ xuống tận nơi để kiểm tra nhưng tôi chờ đến tận giờ vẫn chưa thấy đoàn kiểm tra của Bộ đâu? Chúng tôi “kêu” nhiều lắm rồi nhưng không thấy thay đổi gì?”, ông Giang nói
Tiếp tục nêu quan điểm về vấn đề kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Khiên, Hiệp hội sản xuất kinh doanh thuốc thú ý Việt Nam chia sẻ: Chính phủ đã đưa ra thông báo và quyết định hậu kiểm chứ không tiền kiểm như trước kia. Tuy nhiên thực tế, thuốc bảo vệ thực vật là 100% nhập khẩu nhưng ngành nông nghiệp vẫn tiền kiểm.
Điều kiện kinh doanh “vô lý” có thể khiến doanh nghiệp phá sản. Ông Nguyễn Văn Sơn, Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam cho biết, quy định nhà máy, kho phải vào khu công nghiệp tập trung khiến nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Còn quy định chủ doanh nghiệp phải học ngành sinh học quá vô lý. Thực tế, tại nhiều công ty có hội đồng cố vấn toàn GS, PGS đầu ngành.
Phản hồi trước những ý kiến của doanh nghiệp, bà Lưu Thị Tuyết, Phó vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ NN&PTNT cho biết, Bộ đang rà soát tất cả các danh mục hàng hóa, thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vào Việt Nam. Đồng thời, trong lần cắt giảm này, bộ đề xuất cắt giảm 50% danh mục hàng hóa khi thông quan.
Còn bà Nguyễn Thị Kim Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ NN&PTNT khẳng định, để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, trong lần cắt giảm lần này, Bộ sẽ cắt giảm ít nhất 50% số điều kiện kinh doanh.
Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn tỏ ra băn khoăn, bao giờ các chính sách cắt giảm của Bộ đi vào thực thi? Nỗi nhọc nhằn của họ có đi vào quên lãng như những lần trước?