Để giúp xác định việc từ bỏ liệu có đem lại lợi ích, bạn phải tự hỏi mình câu hỏi quan trọng này.
Đối với đại đa số mọi người, từ bỏ một việc gì đó thường bị xem là hành động tiêu cực. Dĩ nhiên, việc từ bỏ đôi khi cũng tốt, như bỏ thuốc lá chẳng hạn. Nhưng thông thường, chúng ta xem hành động từ bỏ việc gì là một dạng thất bại. Ngay cả khi chúng ta không tìm thấy sự tưởng thưởng nào trong công việc đó, hoặc chúng ta hoàn toàn không thích thì từ bỏ điều gì đấy luôn mang lại cảm giác thụt lùi.
Tuy vậy, thỉnh thoảng, sự từ bỏ có thể là bước tiến đầu tiên trên con đường dẫn tới thành công.
Năm 2016, Neil Sheth bỏ việc. Trong vòng 10 năm, Neil là một chủ ngân hàng đầu tư thành công ở Goldman Sachs ở London , nhưng anh muốn nhiều hơn thế. Vì vậy, Neil thành lập một công ty khác, tập trung vào lĩnh vực digital marketing.
Nhưng rồi anh nhận ra mình không thể tập trung nhiều thời gian như mong muốn, vì vậy anh đi đến quyết định sau khi cân nhắc kỹ. Anh bỏ việc. Chỉ trong vài tháng, anh không chỉ có thêm nhiều thời gian trống mà còn bắt đầu thu được lợi nhuận như mong đợi.
Anh không phải người duy nhất đã từ bỏ để đạt được thành công, một ví dụ khác là Sarah Grove người đã từ bỏ công việc một vận động viên lướt ván dù để thành lập một tạp chí trực tuyến chuyên về các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hoặc như Catherine Wood người đã bỏ công việc chuyên gia kinh tế của chính phủ liên bang để trở thành một nhà huấn luyện kỹ năng sống (life coach), và năm 2004, Mark Zuckerberg đã bỏ học trường Harvard để tập trung vào trang web nhỏ cùng với bạn bè, trang web đó là Facebook.
Tất cả những cá nhân trên đều là người từ bỏ và tất họ đều hạnh phúc hơn, và thành công hơn vì họ đã dám từ bỏ.
Dĩ nhiên, việc từ bỏ không phải ai cũng làm được và rất khó biết quyết định từ bỏ điều gì là đúng hay không. Để giúp xác định việc từ bỏ liệu có đem lại lợi ích, bạn phải tự hỏi mình câu hỏi quan trọng này:
“Việc tôi đang làm bây giờ có thực sự giúp tôi đạt được điều tôi mong muốn nhất trong đời không?”
Chỉ có bạn mới trả lời được câu hỏi này.
Thời gian là hữu hạn. Vì thế, nếu có thứ gì đó mà bạn phấn đấu đạt được, hoặc một điều gì bạn mơ ước thực hiện hay khao khát có nó, sẽ có một rủi ro là công việc 8 tiếng không giúp ích gì cho bạn, lại còn ngán đường và chiếm mất khoảng thời gian quan trọng của bạn.
Từ bỏ không có nghĩa phải quyết liệt dữ dội như người ta thường nghĩ, bạn có thể xem như mình đơn thuần thay đổi định hướng cuộc đời.
Cuộc đời và thế giới này đầy rẫy những thứ khiến bạn bị sao lãng. Trừ khi bạn không muốn tập trung toàn lực vào mục tiêu, còn lại thì bạn rất dễ bị lạc hướng và không có thời gian để đạt được các mục tiêu trong đời. Có bao giờ bạn phải hủy bỏ một điều bạn mong chờ chỉ vì có thứ khác chen ngang vào? Hoặc có bao giờ bạn không dành thời gian để làm công việc mình muốn, để sau đó phát hiện mình lại dành thời gian cho thứ khác, kém quan trọng hơn?
Bạn có thể đã bỏ rơi điều mà bạn thực sự yêu thích bởi đã trót dành quá nhiều thời gian để làm chúng, những thứ mà bạn không hề yêu thích chút nào, nhưng lại không dám bỏ vì không muốn quãng thời gian đã tiêu tốn vào nó trở nên lãng phí. Đây là một ví dụ của cái gọi là khoản chi phí chìm bị thiên vị, một quan niệm sai lầm khi cho rằng một điều gì đấy sẽ trở nên có giá trị nếu bạn đầu tư nhiều thời gian vào nó, ngay cả khi bạn không thích nó hoặc không hứng thú khi làm.
Nếu bị mắc kẹt trong một công việc mà bạn không thích, bỏ việc nghe có vẻ kinh khủng chỉ vì bạn đã dành quá nhiều thời gian cho công việc ấy. Thực ra, bạn nên nghĩ rằng số thời gian đó không hề chống lại mục tiêu của bạn. Đó là khoản chi phí chìm thiên vị xứng đáng. Vũ khí chống lại nó chính là câu hỏi.
Câu hỏi trên cho phép bạn lùi lại một bước và đánh giá đầy đủ những gì bạn đang làm. Khi hỏi câu hỏi này, bạn cũng tự vấn bản thân:
“Tại sao mình làm việc này?”
“Nó mang lại giá trị gì cho cuộc đời mình?”
Câu hỏi giúp bạn tự hỏi mục tiêu của bản thân là gì, và những việc bạn đang làm có giúp bạn đạt mục tiêu đó không. Nếu câu trả lời cho tất cả câu hỏi trên là có, thế thì tuyệt vời! Bạn đang làm rất tốt!
Nếu câu trả lời là không, thế thì bạn nên tự hỏi tiếp cần làm gì để đạt được mục tiêu.
Có một lý thuyết đang gây tranh cãi đó là để trở nên thành thục việc gì đó, ta cần 10.000 giờ tập luyện. Nếu lý thuyết này đúng (có người bảo cần ít thời gian hơn), và ví như mục tiêu của bạn là học chơi một nhạc cụ mới hay một ngôn ngữ mới, thì xem như bạn đã mất một lượng thời gian quá lớn chỉ để làm những việc không giúp ích gì cho việc hoàn thành mục tiêu của bạn.
Câu hỏi này nhắc nhở bạn về mục tiêu thật sự của bản thân, cho dù nó là gì đi nữa, cần phải tập trung vào nó, và một khi đã tập trung, bạn sẽ nhận ra rõ hơn mình cần làm gì để có được thứ mình muốn. Phấn đấu đạt được nó, và nếu cần, từ bỏ hoặc vứt đi những thứ không cần thiết để đạt được mục tiêu của mình.