Một đầu mối kiểm tra chuyên ngành: Cải cách đột phá, doanh nghiệp bớt khổ

Diendandoanhnghiep.vn Ngành hải quan đang nỗ lực cùng với Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ giao cho hải quan làm đầu mối kiểm tra chuyên ngành.

>>Hải quan Quảng Ninh: Chủ động kiến nghị bãi bỏ thủ tục không phù hợp

Vì với 20 bộ, ngành sẽ khiến doanh nghiệp “không biết đâu mà lần”. Đặc biệt, có những trường hợp cùng một mặt hàng nhưng phải qua 2 bộ, việc này làm cho doanh nghiệp không những “khổ”, mà còn rất “cực”.

Ông Trịnh Văn Nhuận, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Việt

Ông Trịnh Văn Nhuận, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Việt

Ông Trịnh Văn Nhuận, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh về những khó khăn của doanh nghiệp trong việc kiểm tra chuyên ngành.

- Ông có thể chia sẻ về công tác giám sát, quản lý của hải quan Quảng Ninh từ đầu năm đến nay?  

Từ đầu năm đến nay chúng tôi đã thực hiện được 45.000 tờ khai. Số tờ khai có giảm hơn so với năm 2021 nhưng không đáng kể. Nguyên nhân, một phần do phía Trung Quốc đến thời điểm này vẫn kiểm soát rất chặt công tác phòng chống dịch.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, phía Trung Quốc đã 22 lần dừng, đóng cửa khẩu, lần ngắn nhất là 2 ngày, nhiều nhất thì đến hiện nay tại cửa khẩu Phong Sinh vẫn chưa hoạt động.

8 tháng đầu năm, cửa khẩu Phong Sinh có 47 tờ khai xuất và 47 tờ khai nhập, nhưng số này thuộc vào những tháng cuối năm âm lịch của năm 2021. Còn 5 tháng trở lại đây hải quan Phong Sinh “rất ít việc”, vì phía Trung Quốc quản lý rất chặt.

Cho nên, lượng tờ khai đến nay là 45.000 tờ khai, giảm 14% so với năm 2021. Tuy nhiên, kim ngạch đến thời điểm này lại tăng, đạt 9,8 tỷ USD khoảng 30% so với năm 2021.

Về công tác phân luồng tờ khai, đây là công việc khá mới, tỉ lệ luồng xanh, luồng đỏ, luồng vàng ở hải quan Quảng Ninh luôn đạt tỉ lệ yêu cầu, thậm chí còn tốt hơn yêu cầu cầu của ngành.

Đến nay, luồng xanh đạt khoảng 54%, luồng vàng 40%, luồng đỏ 6%. Có nghĩa, 100 tờ khai thì mới có 6 tờ khai hải quan Quảng Ninh kiểm tra thực tế hàng hoá. Như vậy thấp hơn toàn ngành rất nhiều, chúng tôi phấn đấu hạn chế kiểm tra thực tế hàng hoá để không làm ảnh hưởng đến thời gian thông quan của doanh nghiệp.

Những trường hợp nào chúng tôi đánh giá rủi ro cao, hoặc theo chỉ đạo, chỉ thị của Tổng cục Hải quan hay thấy có nghi ngờ, có gian lận thì mới kiểm tra. Còn 94% là không kiểm hàng, trong đó có 54% là luồng xanh. Thông quan luồng xanh xuất khẩu tính bằng phút, nhập khẩu khoảng 1 đến 2 tiếng tuỳ tình hình thông quan.

Chúng tôi tiến hành đo thời gian giải phóng hàng, chúng tôi đo cấp chi cục thường xuyên. Tổng cục Hải quan yêu cầu đo 1 năm/lần, có năm 2 lần, nhưng chúng tôi chủ động đề ra kế hoạch 1 năm đo 2 lần để xem ở đâu đó, chỗ nào đó thủ tục hải quan bị kéo dài để chấn chỉnh.

Qua kết quả đo thời gian giải phóng hàng, hải quan Quảng Ninh luôn thực hiện thấp hơn trung bình của ngành về thời gian thông quan. Chính vì vậy, chúng tôi nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp.

Về số lượng doanh nghiệp xuất khẩu qua địa bàn hải quan Quảng Ninh năm 2021 khoảng 1.200 doanh nghiệp. Còn 8 tháng đầu năm 2022 là 1.100 doanh nghiệp.

Chúng tôi thường xuyên chia nhỏ các bộ phận, các chi cục để liên hệ với 1.100 doanh nghiệp này nhằm nắm bắt hoạt động cũng như vướng mắc của các doanh nghiệp để cùng đồng hành tháo gỡ.

Đánh giá từ doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp rất hài lòng về sự chủ động của hải quan Quảng Ninh trong việc cùng đồng hành để tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp.

- Vậy, còn về công tác chống buôn lậu của hải quan Quảng Ninh thì như thế nào, thưa ông?

Công tác chống buôn lậu trong năm 2022 của hải quan Quảng Ninh thực hiện tương đối tốt. Mặc dù, phía Trung Quốc rào đường biên giới- chúng ta rất ủng hộ việc này về công tác chống buôn lậu.

Về mặt nào đó cũng là ngăn cho phía bạn, nhưng cũng giúp chúng ta thực hiện tốt công tác chống buôn lậu. Vì nếu không có hàng rào này thì lực lượng chống buôn lậu qua biên giới của chúng tôi thực sự vất vả. Với 191 km biên giới đường bộ giáp với Trung Quốc, cùng với 250 km đường biển của Quảng Ninh thì công tác chống buôn lậu cũng không đơn giản.

Từ khi phía Trung Quốc rào cửa khẩu, số lượng buôn lậu giảm khá nhiều. Đến thời điểm này mới bắt được trên 140 vụ, trị giá khoảng 4 tỷ đồng. Việc buôn lậu giảm có cả yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng trong đó chúng tôi tôi đã làm tốt công tác chống buôn lậu, cho nên trên địa bàn không có điểm nóng.

Đối với công tác cải cách hành chính, hiện đại hoá, hải quan Quảng Ninh năm nay tiếp tục nỗ lực duy trì như năm ngoái. Tỉnh Quảng Ninh triển khai chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở ngành (DDCI), năm nay là năm thứ 8 thì hải quan Quảng Ninh có 4 năm dẫn đầu, đó là các năm 2017, 2018, 2019 và 2021. Chúng tôi quyết tâm nỗ lực năm 2022 cố gắng giữ ngôi vị cao. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nỗ lực trong công tác cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho công tác xuất nhập cảnh trên địa bàn.

Để đạt được kết quả trên, hải quan Quảng Ninh luôn làm việc với một tinh thần cầu thị, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và người dân, cho nên đến nay không có khiếu kiện kéo dài.

Công tác quản lý cán bộ công chức, kỷ cương, kỷ luật, văn hoá công sở luôn được hải quan Quảng Ninh quan tâm. Chúng tôi tự tin khẳng định hải quan Quảng Ninh có truyền thống nề nếp, đoàn kết, kỷ cương, luôn có tinh thần học hỏi nỗ lực.

>>Hải quan Quảng Ninh: Tháo gỡ “điểm nghẽn” cho doanh nghiệp

>>Hải quan Quảng Ninh quyết tâm bảo vệ ngôi đầu DDCI

>>Hải quan Quảng Ninh và đòn bẩy cho kinh tế cảng biển

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Nguyễn Việt

Toàn cảnh cuộc trao đổi giữa hải quan Quảng Ninh với báo chí. Ảnh: Nguyễn Việt

 - Ông có thể chia sẻ về nhiệm vụ mới của hải quan Quảng Ninh trong công tác phòng chống buôn lậu tại sân bay Vân Đồn?

Khi sân bay Vân Đồn đi vào hoạt động, hải quan Quảng Ninh đã chủ động thành lập bộ máy, nghiên cứu và đi học tập kinh nghiệm tại Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng.

Tuy nhiên, công việc tại đây cũng chưa gây áp lực cho hải quan sân bay Vân Đồn, vì hiện nay các chuyến bay chỉ chở hành khách do sân bay Vân Đồn chưa được Bộ Giao thông Vận tải cấp giấy phép trở hàng hoá. Nhưng chúng tôi vẫn kiếm soát tốt trong công tác nghiệp vụ.

Hiện nay, tổ sân bay Vân Đồn có 14 người, do COVID-19 nên ít chuyến bay nên vẫn kiểm soát được, nhưng khi trở lại bình thường thì số cán bộ nhân viên này cũng sẽ rất vất vả. Vì sân bay phải làm việc 24/24h.

Nhưng chúng tôi đã chủ động nắm bắt thông tin bằng các biện pháp nghiệp vụ tại Vân Đồn, nên cũng đã xử lý được khá nhiều các vụ buôn lậu, gian lận thương mại, như chuyển tiền, thuốc tân dược, cigar, ngà voi, sừng tê…

Đặc biệt, trong thời gian giải cứu COVID-19, các chuyến bay về sân bay Vân Đồn nhiều. Có một số bà con bị các đối tượng lợi dụng xách thuê, xách hộ hàng cấm. Có những vụ việc rất phức tạp, như cố tình cất giấu ma tuý, sừng tê giác vào trong bình gas 15 – 20 kg sau đó hàn lại.

Chúng tôi hy vọng thời gian tới Bộ Giao thông Vận tải sẽ cấp giấy phép cho sân bay Vân Đồn được vận chuyển hàng hoá, và khi dịch bệnh giảm xuống thì chắc chắn sân bay sẽ là đơn vị cần phải được bổ sung thêm người.

- Bên cạnh những kết quả đạt được, thì như ông trao đổi ở trên, hiện công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng hoá xuất nhập khẩu được cho là vẫn gây khó khăn cho doanh nghiệp như phạm vi quản lý và kiểm tra rộng, chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do cùng một Bộ hoặc nhiều Bộ quy định;... Ông có đề xuất giải pháp nào để giải quyết những bất cập này?

Với hàng hoá xuất nhập khẩu có đến gần 30% là phải kiểm tra chuyên ngành, nhưng lại rất thụ động vì phụ thuộc vào các ngành khác từ đó dẫn đến sự chậm trễ.

Hiện nay, ngành hải quan đang nỗ lực cùng với Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ giao cho hải quan làm đầu mối kiểm tra chuyên ngành. Vì với 20 bộ, ngành sẽ khiến doanh nghiệp “không biết đâu mà lần”.

Đặc biệt, có những trường hợp cùng một mặt hàng nhưng phải qua 2 bộ, việc này làm cho doanh nghiệp không những “khổ”, mà còn rất “cực”. Trong khi, không phải bộ, ngành nào cũng có lực lượng tại cửa khẩu để tiếp nhận những hồ sơ đó. Do đó, buộc doanh nghiệp lại phải quay về Hà Nội, Hải Phòng hay TP. HCM – là những thành phố lớn, cá biệt có những mặt hàng chỉ có về Hà Nội.

Điều này gây ra rất nhiều phiền hà cho doanh nghiệp. Như vậy, nếu Chính phủ giao cho hải quan làm đầu mối, những cái gì hải quan làm được thì hải quan làm.

Hiện nay Cục Kiểm định của Tổng cục Hải quan được Nhà nước trang bị, đầu tư các trang thiết bị để phân tích, phân loại đạt tiêu chuẩn phòng LAB và các xét nghiệm khác tương đương với Chi Cục đo lường chất lượng của Tổng Cục đo lường chất lượng.

Ngành hải quan đang kiến nghị, và hy vọng trong thời gian tới việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ đỡ “vất vả” hơn cho doanh nghiệp.

- Trân trọng cảm ơn ông!

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Một đầu mối kiểm tra chuyên ngành: Cải cách đột phá, doanh nghiệp bớt khổ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713595450 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713595450 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10