Một số quy định về định danh và xác thực điện tử chưa thống nhất với Luật Đầu tư 2020

Diendandoanhnghiep.vn Góp ý Dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử (Dự thảo), VCCI cho rằng, một số quy định tại Dự thảo còn chưa thống nhất với Luật Đầu tư 2020…

>> Quy định mã định danh điện tử của cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu

Theo đó, trả lời Công văn số 181/GM-BTP của Bộ Tư pháp về việc mời tham gia cuộc họp thẩm định đối với Dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử (phiên bản thẩm định), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), một số quy định tại Dự thảo còn chưa thống nhất với Luật Đầu tư 2020.

Một số quy định về định danh và xác thực điện tử chưa thống nhất với Luật Đầu tư 2020 - Ảnh minh họa

Một số quy định về định danh và xác thực điện tử chưa thống nhất với Luật Đầu tư 2020 - Ảnh minh họa

Cụ thể, theo VCCI quy định tại Dự thảo, dịch vụ định danh điện tử do cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử cung cấp. Như vậy, định danh điện tử đang được xây dựng như một dịch vụ công, do cơ quan Nhà nước thực hiện, không phải là ngành nghề kinh doanh.

>> Vietcombank giới thiệu công nghệ định danh điện tử eKYC

VCCI cho rằng, quy định tại Điều 23 và Điều 26 Dự thảo, chủ thể thực hiện xác thực điện tử là cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp. Quy định trên cần được xem xét ở một số điểm như:

Về tính thống nhất với Luật Đầu tư 2020, theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 “kinh doanh dịch vụ định danh và xác thực điện tử” là một ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Dịch vụ định danh và xác thực điện tử là một ngành nghề kinh doanh.

“Vì vậy, việc quy định “định danh điện tử” như là một dịch vụ công, do Nhà nước cung cấp cần được xem xét lại. Hơn nữa, việc cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện một ngành nghề kinh doanh là chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình”, VCCI góp ý.

Còn về tính hợp lý, theo VCCI, việc Nhà nước và doanh nghiệp cùng thực hiện một ngành nghề kinh doanh sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể khi cùng cung cấp một loại dịch vụ (từ điều kiện hoạt động đến cơ chế quản lý). Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ rất khó để hoạt động và phát triển.

Từ đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình rõ về những vấn đề đã nêu.

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình rõ về những vấn đề đã nêu - Ảnh minh họa

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình rõ về những vấn đề đã nêu - Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, Dự thảo quy định về “Danh tính điện tử, định danh điện tử, xác thực điện tử; dịch vụ xác thực điện tử” (Điều 1) áp dụng đối với “cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam liên quan đến định danh và xác thực điện tử” (Điều 2). Tài khoản định danh điện tử được sử dụng khi thực hiện các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự, sẽ thay thế các giấy tờ tương đương phải xuất trình khi thực hiện các hoạt động này (Điều 14).

VCCI cho rằng, hiện nay, ở một số lĩnh vực, ví dụ như lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tổ chức cung cấp dịch vụ đã thực hiện các biện pháp tự xác thực khách hàng trong giao dịch điện tử và áp dụng theo quy định pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Vấn đề đặt ra cần làm rõ là: các tổ chức cung cấp dịch vụ tự thực hiện các biện pháp xác thực khách hàng trong giao dịch điện tử mà không sử dụng tài khoản định danh điện tử theo quy định tại Nghị định này thì có được phép không? Các giao dịch này có phải thực hiện định danh điện tử theo quy định tại Nghị định này hay không?

Theo giải trình của cơ quan soạn thảo thì khoản 2 Điều 43 Dự thảo đã loại trừ phạm vi điều chỉnh đối với những tài khoản đã được tạo lập bởi các tổ chức, doanh nghiệp khác thực hiện. Tuy nhiên, cách thức thiết kế quy định như tại Dự thảo vẫn chưa làm rõ được điều này.

“Để đảm bảo tính minh bạch và tránh những rủi ro pháp lý, đề nghị cơ quan soạn thảo xác định rõ phạm vi điều chỉnh của Dự thảo này (đối với những giao dịch dân sự do một trong các bên thực hiện định danh điện tử sẽ không phải thực hiện theo quy định của Nghị định này)”, VCCI góp ý.

Ngoài ra, về xác định mức độ của tài khoản định danh điện tử, khoản 2 Điều 13 Dự thảo quy định về hai mức độ (1 và 2) của tài khoản định danh điện tử của tổ chức. Cả hai mức độ này đều có các thông tin giống nhau; trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử của tổ chức chỉ khác ở cách thức thực hiện đăng ký (mức độ 1: thực hiện qua ứng dụng VNeID; mức độ 2: đến trực tiếp công an xã), các thông tin cung cấp, phương thức trả kết quả là giống nhau.

Theo VCCI, không rõ mức độ 1 và mức độ 2 của tài khoản định danh điện tử của tổ chức khác nhau ở điểm nào?

Vì vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình rõ về vấn đề này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Một số quy định về định danh và xác thực điện tử chưa thống nhất với Luật Đầu tư 2020 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711720125 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711720125 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10