Trong khi những cơn mưa lớn, cảnh báo lũ quét đang diễn ra tại nhiều tỉnh thành thì mới đây trên biển Đông lại xuất hiện áp thấp nhiệt đới.
Theo đó, hồi 01 giờ ngày 21/07, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 116,9 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 560km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 50km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá được cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Ảnh: Lam Sơn/ VnE
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 17,5 -20,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 01 giờ ngày 22/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 120,3 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-dông (Phi-líp-pin) khoảng 130km về phía Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Có thể bạn quan tâm
20:11, 20/07/2018
20:10, 19/07/2018
05:25, 20/07/2018
11:05, 19/07/2018
16:20, 16/07/2018
10:43, 26/06/2018
10:53, 27/06/2018
12:03, 26/06/2018
16:00, 10/07/2018
Do ảnh hưởng cùa hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu dần thành vùng áp thấp.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới với áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong ngày và đêm nay (21/7), ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảoHoàng Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan tiếp tục có mưa dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2-3m; biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.
Mưa lũ lớn đang diễn ra ở nhiều tỉnh thành Tại Yên Bái, lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái cho biết, đến 14h chiều 20/7, mưa lũ trên địa bàn đã khiến 8 người chết, 10 người mất tích, 6 người bị thương; hàng trăm căn nhà, hoa màu cùng nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản bị lũ cuốn trôi. Tình hình thời tiết hiện tại Yên Bái đang diễn ra “hết sức phức tạp”, mực nước trên sông Lô đo được vào thời điểm 14h chiều 20/7 là trên mức báo động 3 khoảng một mét. Hiện một số xã như Nghĩa An, Túc Đán (thị xã Nghĩa Lộ) vẫn bị cô lập. Tại Nghệ An, trong đợt mưa lũ này đã có hai người mất tích khi đang đánh cá trên sông Lam; toàn tỉnh có 13 nhà bị sập và hư hỏng, 18 nhà khác nguy cơ sạt lở; hàng chục nghìn ha lúa bị ngập úng... Tại huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), trận lũ quét vừa xảy ra đã khiến bốn người chết và mất tích, nhiều người bị thương. Cụ thể, đêm 19/7 tại huyện Lang Chánh có mưa rất to. Khi gia đình ông Vi Văn Thiên (50 tuổi, ở bản Hắc, xã Trí Nang) đang ngủ thì lũ đổ về bất ngờ cuốn trôi toàn bộ ngôi nhà và bốn người bên trong gồm ông Thiên, bà Lê Thị Biến (75 tuổi), chị Hà Thị Biển (28 tuổi) và cháu Vi Thị Huyền Trân (4 tuổi). Lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể ông Thiên và bà Biến, còn hai người mất tích. Ngoài ra, trận lũ đêm qua cũng cuốn trôi hai căn nhà khác tại xã Trí Nang khiến ba người khác gồm bà Hà Thị Thúy (40 tuổi), anh Hà Văn Dũng (28 tuổi) và bà Lương Thị Hoa (51 tuổi) bị thương. Do ảnh hưởng của mưa lũ, 45 hộ dân với gần 190 nhân khẩu ở các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở trên địa bàn huyện Lang Chánh đã phải di dời khẩn cấp. |