Mua thuốc điều trị COVID-19: Đừng để việc “dễ” thành “khó”!

Diendandoanhnghiep.vn Bán thuốc Molnupiravir theo đơn bác sĩ kê là đúng. Nhưng với COVID-19, quy định này trở nên quá khó khăn, nhiêu khê.

>> Thủ tướng yêu cầu cắt giảm ngay thủ tục mua thuốc phòng, chống COVID-19

Sự linh hoạt, sáng tạo thích ứng với điều kiện hoàn cảnh sống, kiểu “cái khó ló cái khôn” của người Việt rất mạnh mẽ. Điều này có lẽ khởi nguồn từ nền văn minh lúa nước, nghề nông là nghề chính. Khi con người luôn phải: Trông trời, trông đất, trông mây. Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm”.

Tư duy sẵn sàng đối phó với sự thay đổi của thời tiết, bản thân cá nhân tự quyết định việc “trông” các thứ liên quan, sau đó mới tính “làm” hay “nghỉ, lâu dần hình thành tập tục, thói quen của không ít người.  Vì vậy, khi cuộc sống thay đổi, tiếp cận với sự hiện đại, tác phong công nghiệp, giờ giấc, các quy tắc, luật lệ… họ khó bắt nhịp ngay được.  

Những quy định rõ ràng để người dân mua được thuốc tại nhà thuốc - Ảnh: DUYÊN PHAN/TTO

Những quy định rõ ràng để người dân mua được thuốc tại nhà thuốc - Ảnh: DUYÊN PHAN/Tuổi trẻ

Thói quen này hiện diện ở cả lĩnh vực y tế, phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người.

Người Việt hay ốm vặt, nhất là khi thời tiết thay đổi, ho khan, sổ mũi, nhức đầu, cảm gió, phong hàn…, phần do thể trạng yếu, nhạy cảm, phần do chưa chú ý giữ gìn sức khoẻ.

Ngày trước có bệnh thì chữa bằng cạo gió, đánh cảm, nắm lá xông, tỏi uống, gừng pha… Toàn các bài thuốc mà ai cũng là biết và mặc nhiên ai cũng cho là mình có kiến thức về chữa bệnh một số bệnh đơn giản, thông thường.

Thói quen ấy theo đến ngày nay, khi bị ốm phần lớn người bệnh đều tự chuẩn đoán rồi chạy ù ra hiệu thuốc làm một liều. Từ ho, cảm, đến dạ dày, huyết áp, mỡ máu, viêm họng, viêm xoang… dù cần điều trị bằng kháng sinh cũng ù ra hiệu thuốc kể bệnh và nhân viên nhà thuốc sẽ kê đơn.

Các hiệu thuốc ở Việt Nam hiện nay có phân chia bán thuốc, loại bán theo đơn bác sĩ, loại thuốc bán thông thường, có điều sự phân chia ấy chỉ làm cho có lệ, còn thực tế vẫn kê, bán thuốc theo lời kể của người bệnh. Chỉ số ít người bị bệnh nặng hơn đi khám và mua thuốc theo y lệnh của bác sĩ.

>> Vượt qua di chứng hậu COVID-19 cách nào?

Tết Nguyên Đán vừa qua với lệnh nới lỏng giãn cách, thích ứng linh hoạt, kèm theo đợt rét kéo dài lịch sử, cộng thêm mùa Xuân là mùa nồm ẩm ở miền Bắc, thời điểm thích hợp để bùng phát các bệnh ôn dịch. Cho nên dịch bệnh COVID-19 bùng phát với tốc độ, số lượng đến chóng mặt. Số liệu thống kê còn khác xa với số ca nhiễm thực tế bởi rất nhiều người không khai báo y tế hoặc đã từng là F0 không triệu chứng nên họ không biết, vẫn vô tư ra đường và vô tình là người lan truyền virus đến cho nhiều người khác.

May mắn thay, với sự chủ động đi đầu, đón trước bằng cách tiêm phủ vaccine diện rộng, nâng cấp bệnh viện, hệ thống thiết bị y tế của ngành Y tế, nên con số F0 chuyển nặng và tử vong vẫn kiểm soát được. Tuy vậy, ngoài phần làm tốt, dịch bệnh bùng phát diện rộng làm lộ ra các mảng bất cập, chậm chạp của hệ thống Y tế.

Cụ thể, từ thời điểm thuốc Molnupiravir (thuốc giúp đào thải virus cần uống trong 5 ngày đầu mới nhiễm) chính thức lên kệ ở các cửa hàng dược phẩm, người mua được không nhiều do không đáp ứng đủ quy định như phải có giấy xác nhận F0, hoặc có đơn thuốc do bác sĩ ký tên.

Khó bởi, người dân Việt Nam đã quen với việc đến hiệu thuốc kể bệnh chìa tiền mua là xong. Còn việc lấy được giấy chứng nhận là F0 đang điều trị hiện nay không hề đơn giản, bởi số lượng và nhu cầu quá đông, trong khi nhân viên y tế địa phương cũng nhiễm bệnh, không giải quyết hết được lượng công việc. 

Người dân phải ký vào giấy xác nhận tại nhà thuốc.

Người dân phải ký vào giấy xác nhận tại nhà thuốc. Ảnh: Vietnamnet

Hiệu thuốc có thuốc, có giá bán nhưng chưa dám bán do còn phải đợi ngành y tế hướng dẫn, Y tế đợi Sở chỉ đạo, Sở đợi Bộ ra quy định… trong khi dịch bệnh thì không đợi ai và số ca nhiễm cần dùng thuốc cứ tăng lên vù vù, và người bệnh thì cần phải uống thuốc Molnupiravir trong 5 ngày đầu nhiễm bệnh mới phát huy được hiệu quả của thuốc.

Sử dụng thuốc sớm sẽ có tác dụng ngăn chặn các ca có diễn biến chuyển nặng, giảm tải cho hệ thống y tế đang căng sức, gồng mình đối phó hết sức có thể ngăn chặn con số trở nặng, tử vong, nhất là với nhóm người có nguy cơ cao như tuổi cao, bệnh nền nhiều, vậy mà việc mua thuốc lại hết sức khó khăn, nhiều người bệnh cực chẳng đã phải tìm mua thuốc lậu với giá... cắt cổ.

Thật may, khi báo chí liên tục đưa thông tin về thủ tục cứng nhắc, người dân phải tự xoay xở mua thuốc điều trị COVID-19, trong đó nêu rõ từ thời điểm thuốc Molnupiravir chính thức lên kệ ở các cửa hàng dược phẩm, người mua được không nhiều do không đáp ứng đủ quy định như phải có giấy xác nhận F0, có đơn thuốc do bác sĩ ký tên; Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Y tế có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cắt giảm ngay thủ tục hành chính liên quan đến việc mua thuốc phòng, chống COVID-19; căn cứ tình hình thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm các nước để khẩn trương quyết định việc cấp phép nhập khẩu và sử dụng thuốc điều trị COVID-19.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu tăng cường công tác quản lý giá thuốc, xử lý nghiêm trường hợp đầu cơ, buôn lậu thuốc theo quy định; tạo điều kiện thuận lợi, không để nhân dân vất vả với quá nhiều thủ tục trong việc tiếp cận và mua thuốc điều trị COVID-19.

Dịch bệnh như COVID-19 là loại bệnh đặc hữu chưa có tiền lệ, chính bản thân thuốc Molnupiravir cũng là loại thuốc được cấp phép xét duyệt đặc biệt. Mong sao Bộ Y tế nhanh chóng ra quy định hướng dẫn cụ thể loại biệt dược này theo cách đặc biệt, qua đó, bỏ bớt các thủ tục để “cởi trói” cho các bên bán, người mua, trong tình trạng “nước sôi lửa bỏng” như hiện nay. Tránh để kẻ xấu lợi dụng việc bó chặt của quy định để đầu cơ, tăng giá, mua bán tràn lan mất kiểm soát trên mạng, chẳng cần điều kiện gì ngoài điều kiện có tiền. Hay việc găm hàng, tạo sốt, tăng giá, thuốc giả, kém chất lượng… không ai kiểm soát được.

Đừng để người dân đang khốn khổ vì dịch bệnh COVID-19 phải loay hoay sáng tạo ra cách như “quay video tự test kết quả dương tính” để làm bằng chứng mua thuốc điều trị COVID-19. Hay chạy vạy khắp nơi nhờ người quen là bác sĩ để nhận được cái đơn thuốc có kê Molnupiravir. Hoặc mặc bảo hộ đứng cửa nhà của nhân viên y tế địa phương, chờ chực chính “người đang nhiễm bệnh”, để xin giấy chứng nhận “tôi đang nhiễm bệnh” để mua được thuốc.

Đừng để việc “dễ” thành việc “khó”, để có kẻ mượn cái “khó” để “dễ” dàng trục lợi người bệnh.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mua thuốc điều trị COVID-19: Đừng để việc “dễ” thành “khó”! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714047895 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714047895 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10