Muốn “đầu xuôi, đuôi lọt” phải mất phí “bôi trơn”

Quốc Anh 30/03/2019 05:00

Đây là vấn đề đã trở thành cửa miệng của các doanh nghiệp khi làm việc với các cơ quan hành chính nhà nước.

Thật buồn khi báo cáo PCI năm nay vẫn còn 54% doanh nghiệp trả lời phải trả chi phí “bôi trơn”. 

Không phải ngẫu nhiên mà PCI đưa “Chỉ số chi phí không chính thức” làm một trong những chỉ tiêu đánh giá, xếp hạng PCI.

Chia sẻ với DĐDN, bà Trần Thị Thu Hằng, Tổng giám đốc một công ty về xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm nói rằng, muốn “đầu xuôi, đuôi lọt” trong kinh doanh thì gần như khâu nào doanh nghiệp cũng phải bỏ ra chi phí. Cũng không phải doanh nghiệp thích làm điều đó, mà nó xuất phát từ việc các thủ tục liên quan tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn rườm rà, đây là kẽ hở để cho chi phí không chính thức có đất sống. Từ các thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh cho đến làm giấy chứng nhận sản phẩm…vẫn còn rườm rà, nhiêu khê, mất thời gian gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, mất cơ hội phát triển của doanh nghiêp. Do đó, doanh nghiệp phải nghĩ đến các khoản chi phí “bôi trơn” để thúc đẩy công việc kinh doanh thuận lợi.

Có thể bạn quan tâm

  • PCI 2018 và kỳ vọng “mùa chim làm tổ”

    10:34, 29/03/2019

  • PCI 2018: 54% doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí bôi trơn

    12:28, 28/03/2019

  • PCI 2018: Cách nào giúp Quảng Ninh giữ “ngôi vương”?

    12:12, 28/03/2019

  • Bước chân vào top 10 PCI 2018, Hà Nội xóa bỏ mác "không vội"

    12:07, 28/03/2019

  • "Báo cáo PCI 2018 là một bức tranh có nhiều khởi sắc"

    12:05, 28/03/2019

  • PCI 2018: Doanh nghiệp FDI có xu hướng nhỏ đi

    11:48, 28/03/2019

  • PCI thúc đẩy những mô hình cải cách

    11:42, 28/03/2019

Nhiều doanh nghiệp cho biết, hằng năm họ phải bất đắc dĩ tiếp đón rất nhiều đoàn thanh, kiểm tra về thuế, môi trường, quản lý thị trường, phòng cháy chữa cháy, kiểm toán… Doanh nghiệp buộc phải tiếp đón và để xong việc vẫn phải bỏ các khoản chi phí không chính thức để tiếp đón.

Báo cáo PCI lần này cho thấy, chi phí không chính thức đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, 58% doanh nghiệp trong nước vẫn còn bị nhũng nhiễu. Thậm chí có doanh nghiệp phải trả tới hơn 10% doanh thu cho loại chi phí này.

Nhưng đáng lưu ý, lợi thế lại thường thuộc về những doanh nghiệp bỏ chi phí không chính thức nhiều hơn. Điều này vô hình chung đang tạo ra những sự bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh. Lĩnh vực mà doanh nghiệp thực hiện phải tốn kém nhiều nhất khoản chi phí không chính thức, đó là: Xin cấp giấy phép đầu tư; liên quan đến dịch vụ; hoạt động giám sát tuân thủ của doanh nghiệp (thanh tra, kiểm tra); đặc biệt là tham gia đấu thầu …

Thực tế, các khoản chi phí này theo đánh giá của WB là không hề nhỏ so với các khoản chi phí sản xuất, chi phí tuân thủ pháp luật. Đáng nói là Việt Nam hiện đang đứng thứ 109/137 nền kinh tế về các khoản chi phí không chính thức.

Báo cáo PCI chính là những lời nói chân thực của cuộc sống mà Chính phủ cũng đang cảm thấy “sốt ruột” bằng việc có hẳn một Nghị quyết số 139 ban hành mới đây chủ yếu chỉ đạo các cơ quan phải cải thiện vấn nạn này. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Muốn “đầu xuôi, đuôi lọt” phải mất phí “bôi trơn”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO