Những công ty ‘sống sót’ phải là những người nhanh nhạy và biết ứng dụng công nghệ mới vào bán hàng. Với công nghệ, họ có thể làm được những gì?
Có một vấn đề mà các nhà bán lẻ phải thường xuyên đối mặt trong những mùa cao điểm: làm thế nào để cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất và đồng đều ở toàn bộ cửa hàng và trực tuyến. Và thật không may, dịp Black Friday thường đưa một số nhà bán lẻ đến gần với thất bại hơn là gần với khách hàng.
Trước kia, khi còn chưa có nhiều dịch vụ điện toán đám mây công cộng, các công ty phải lên kế hoạch chính xác về công suất hệ thống dự kiến, mua và cung cấp máy chủ, đồng thời cài đặt cấu hình và kiểm tra trước khi các máy chủ này sẵn sàng hỗ trợ lưu lượng truy cập lớn.
Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực chất không phải vậy. Các công ty thường gặp một loạt vấn đề khi hệ thống của họ hoạt động kém, dẫn đến việc mang lại trải nghiệm khách hàng không tối ưu.
Nguyên nhân là do các hệ thống bán hàng, chăm sóc khách hàng, và điện thoại không thể ứng phó với số lượng cuộc gọi tăng lên chóng mặt, cùng với việc các hệ thống kho bị ‘choáng ngợp’ vì vận tốc của các đơn đặt hàng.
Ngay cả các nhà bán lẻ trực tuyến chuyên nghiệp cũng mắc phải rắc rối này - điển hình là Amazon đã ngừng hoạt động 5 tiếng đồng hồ vào năm 2018 do không có đủ cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu trong ngày mua sắm lớn nhất và quan trọng nhất của mình - Prime Day.
Hiện nay, nhờ có điện toán đám mây, các nhà bán lẻ có thể tránh được điều này. Những công ty ‘sống sót’ phải là những người nhanh nhạy và biết ứng dụng công nghệ mới vào bán hàng. Với công nghệ, họ có thể làm được những gì?
Tiếp thị chính xác
Các nhà bán lẻ có thể định hướng lưu lượng truy cập tốt hơn bằng cách xác định lịch sử hành vi mua sắm của khách hàng - điều có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ hiện tại. Thay vì dựa vào truyền thông thị trường đại chúng, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh cụ thể các thông điệp và ưu đãi cho người tiêu dùng được xác định là có xu hướng mua cao.
Cá nhân hóa kinh nghiệm
Người tiêu dùng luôn đặt kỳ vọng cao về trải nghiệm mua sắm của họ và các nhà bán lẻ tốt nhất có thể tối đa hóa lòng trung thành của khách hàng bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng thông tin cụ thể theo nhu cầu của họ, theo cách họ muốn thấy.
Dịch vụ di động
Gặp gỡ người tiêu dùng tận nơi là điều cần thiết; khi chiến trường tranh khách hàng chuyển sang điện thoại thông minh, các công ty bán lẻ phải đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể truy cập vào thông tin sản phẩm và dịch vụ trên thiết bị di động của họ cả trong cửa hàng và khi mua sắm tại nhà.
Phát hiện gian lận
Có nhiều người mua sắm hơn vào các ngày lễ, và cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều kẻ lừa đảo hơn. Vì lí do an toàn, các thương hiệu cần sử dụng các công nghệ mới nhất để bảo vệ hệ thống của họ khỏi các cuộc tấn công của tin tặc và cũng để đảm bảo rằng chỉ những đơn hàng hợp lệ mới được thực hiện. Khả năng phát hiện thẻ tín dụng bị đánh cắp hoặc địa chỉ được sử dụng gian lận có thể giúp các nhà bán lẻ giảm thiểu tổn thất.
Tăng hiệu quả kho hàng
Trải nghiệm mua sắm tốt nhất sẽ không còn ý nghĩa gì nếu sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng không còn đúng với mong đợi. Bởi vậy, việc tối ưu hóa hiệu quả kho hàng và hệ thống kiểm soát xử lí đơn hàng cũng vô cùng quan trọng.
Nâng cao dịch vụ khách hàng
Các nhà bán lẻ hàng đầu đều hiểu rằng một đơn hàng không hề kết thúc ngay khi người tiêu dùng nhận được sản phẩm. Khách hàng có thể có các truy vấn về việc hướng dẫn sử dụng, hoặc đổi trả, hoàn tiền.
Bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), một số nhà bán lẻ đang trở nên vượt trội trong phương diện này với khả năng tự động kết nối các cuộc gọi điện thoại đến đúng đại lý và cung cấp các lời khuyên để làm cho việc xử lí đơn hàng sau khi bán ra trở nên hiệu quả hơn.
Thiếu công nghệ, mùa ‘mua sắm’ có thể sẽ từ “cơ hội” biến thàn “ác mộng” với các nhà bán lẻ không theo kịp thời cuộc.