Mỹ chật vật chống lạm phát

Diendandoanhnghiep.vn Lạm phát của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm qua (CPI tháng 5/2022 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái) dưới sức ép tăng giá xăng dầu, lương thực do chiến sự Nga- Ukraine.

>> Lạm phát Mỹ tăng vọt, giá vàng tuần tới sẽ ra sao?

Lạm phát của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm qua (CPI tháng 5/2022 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái) dưới sức ép tăng giá xăng dầu, lương thực do chiến sự Nga- Ukraine.

 Tổng thống Mỹ Biden đang cân nhắc tạm ngừng áp thuế xăng dầu để giảm giá xăng, nhằm kiềm chế lạm phát. Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Biden đang cân nhắc tạm ngừng áp thuế xăng dầu để giảm giá xăng, nhằm kiềm chế lạm phát. Ảnh: AP

Sau khi FED tăng thêm 0,75% lãi suất thì Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ xem xét tạm ngừng áp thuế xăng dầu để kéo lùi lạm phát.

Điểm trúng huyệt

Theo nhiều chuyên gia, cuộc khủng hoảng đa chiều hiện nay không thể được giải quyết bằng công cụ duy nhất là tăng lãi suất từ FED. Bởi vì, lạm phát Mỹ tăng mạnh chủ yếu do chi phí đẩy, từ việc tăng giá dầu khí, lương thực do chiến sự Nga- Ukraine. Do đó, FED tăng lãi suất cũng khó kéo giảm mạnh lạm phát.

Bởi vậy, việc tìm kiếm giải pháp giảm giá xăng dầu sẽ góp phần quan trọng vào việc giảm áp lực lạm phát. Trên thực tế, giá xăng ở Mỹ đã và đang tăng mạnh. Ở một số bang như Washington, Oregon hay Nevada, giá xăng trung bình đã vượt 5,50 USD/gallon. Ở California, giá xăng trung bình hiện là 6,38/gallon.

Mỹ không quy định giá xăng thống nhất trên toàn quốc, mà thay đổi theo từng bang, tùy theo chính sách trợ giá và thuế phí của mỗi địa phương. Chính phủ liên bang Mỹ áp mức thuế xăng dầu 18,4 cent/gallon và mỗi bang lại áp dụng thêm mức thuế riêng với mặt hàng này. Do đó, việc tạm ngưng đánh thuế xăng dầu cũng là một giải pháp quan trọng.

>> Thế khó của FED

Luẩn quẩn không lối thoát

Tổng thống Biden và đảng Dân chủ sẽ bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới. Tuy nhiên, hàng loạt chỉ số kinh tế, xã hội hiện nay dường như đang chống lại nỗ lực làm đẹp bản báo cáo thành tích của Nhà trắng.
Thăm dò của Financial Times cho thấy 55% những người được hỏi, gồm 70% người ủng hộ đảng Cộng hòa và 43% người ủng hộ đảng Dân chủ, tin rằng cuộc suy thoái kinh tế mà các nhà kinh tế cảnh báo, đang đến gần.

Trong bối cảnh Mỹ có vẻ như đã bất lực khi thuyết phục OPEC tăng sản lượng; đàm phán với Iran, Venezuela rơi vào ngõ cụt, thì việc ngừng áp thuế để làm dịu giá xăng dầu đang là yêu cầu cấp bách đổi với ông Biden nhằm giảm áp lực lạm phát, hỗ trợ kinh tế tiếp tục phục hồi và quan trọng hơn là làm tăng tín nhiệm của mình trước cuộc bầu cử giữa kỳ.

Tuy nhiên, thuế xăng dầu liên bang chỉ chiếm phần rất nhỏ trong số tiền mà người tiêu dùng Mỹ chi cho nhiên liệu. Trên thực tế, giá dầu là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến giá xăng, chiếm khoảng hơn 50%. Phần còn lại gồm khoảng 14% cho quá trình lọc dầu, 15% cho phân phối và tiếp thị, còn 15% cho thuế liên bang và bang. Do đó, ngừng áp thuế cũng không góp phần giảm mạnh giá xăng dầu ở Mỹ.

Bởi vậy, ông Biden sẽ phải tiếp tục đàm phàn với OPEC, cũng như Iran, Venezuela… để tăng sản lượng dầu mỏ trong bối cảnh chiến sự Nga- Ukraine vẫn diễn biến phức tạp và kéo dài. Nếu không, áp lực lạm phát của Mỹ sẽ ngày càng tăng cao và nguy cơ suy thoái kinh tế sẽ càng lớn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ chật vật chống lạm phát tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713495940 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713495940 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10