Mỹ có giành lại ảnh hưởng tại châu Á từ tay Trung Quốc?

Diendandoanhnghiep.vn Chính quyền Mỹ dường như đang tập trung vào việc giải quyết sự mất cân bằng kinh tế và căng thẳng với Trung Quốc thay vì thúc đẩy một khu vực hợp tác và thịnh vượng hơn.

Cuộc tập trận chung của Nhật Bản và Mỹ

Cuộc tập trận chung của Nhật Bản và Mỹ

Trong bài diễn văn liên bang gần đây, Tổng thống Donald Trump đã nhắc người Mỹ về những rào cản thuế quan sẽ khắc phục thâm hụt thương mại với Trung Quốc và đáp trả hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ có hệ thống của họ, nhưng chỉ nói ngắn gọn về khả năng tên lửa của nước này.

Thậm chí, ông đã không đề cập đến bất kỳ sáng kiến ngoại giao hoặc các thành quả phát triển cụ thể nào, kể cả việc thành lập Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ gần đây, được một tổ chức nghiên cứu có ảnh hưởng ở Washington ca ngợi là một bước tiến quan trọng cho sức mạnh "mềm" của Hoa Kỳ.

Giới quan sát đã chỉ ra, Lầu Năm Góc đã tiếp cận khu vực với sự khẩn cấp mới kể từ khi chính quyền mới nhậm chức vào tháng 1/2017. Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không chỉ sở hữu các nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới mà còn là nơi chứng kiến sự gia tăng nhanh nhất các khoản chi tiêu quân sự và năng lực hải quân. Có thể nói rằng khu vực này giữ chìa khóa đối với an ninh toàn cầu.

Chiến lược quốc phòng quốc gia do Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ là ông Jim Mattis đưa ra đã chuyển hướng sự tập trung của quân đội Hoa Kỳ sang cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc và Nga như một thách thức lâu dài.

Chiến lược này hạ thấp tầm quan trọng của các cuộc chiến kéo dài ở Trung Đông và các chiến dịch chống khủng bố để nâng tầm việc củng cố lợi thế cạnh tranh so với quân đội của Trung Quốc và Nga. 

Nhiều ý kiến cũng đồng thuận rằng, chiến lược của Mỹ ở khu vực này để kiềm chế Trung Quốc cả về kinh tế và quân sự. Nó xuất phát từ nỗi sợ hãi lâu dài của Washington về sự trỗi dậy đất nước này sẽ dẫn đến suy giảm sức mạnh của Mỹ.

Với ánh mắt hướng đến Trung Quốc, ông Mattis đổi tên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương để phản ánh toàn bộ phạm vi địa lý của khu vực và nhấn mạnh hy vọng rằng Ấn Độ sẽ tham gia đối đầu với ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Hải quân Trung Quốc đã không được mời tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương được tổ chức hai năm một lần gần Hawaii, một động thái nhằm đáp trả việc quân sự hóa ở Biển Đông của Bắc Kinh. Pháp và Hoa Kỳ đã được thuyết phục dùng hải quân của họ đảm bảo tự do hàng hải trên các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Tầm nhìn của ông Mattis mở rộng ra ngoài việc chỉ phản ứng với các hoạt động của Trung Quốc nhằm tăng cường mối quan hệ an ninh cùng có lợi với các đối tác khác nhau trong khu vực. Ông đã giúp hồi sinh Đối thoại An ninh Tứ giác với Nhật Bản, Úc và Ấn Độ và có các chuyến thăm cấp cao tới Indonesia và Việt Nam.

Tướng JIm Mattis đã thúc đẩy tầm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

Tướng Jim Mattis đã thúc đẩy tầm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

Ông giành được cái gật đầu của Canberra để tăng số lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ được triển khai đến miền bắc Australia. Tiếp theo đó là một thỏa thuận với Úc và Papua New Guinea để hiện đại hóa một căn cứ hải quân chung trên đảo Manus.

Do đó, tướng Mattis là hiện thân của chính sách đối ngoại Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong đó Mỹ thể hiện rõ vai trò là một đối tác lâu dài đáng tin cậy làm việc để gia tăng sự kết nối với khu vực.

Tuy nhiên, thế cục đã thay đổi kể từ khi ông Mattis từ chức vào tháng 12/2018, sự tập trung an ninh quốc gia cốt lõi của Tổng thống Trump có nguy cơ trở lại lập trường quen thuộc thời hậu Chiến tranh Lạnh.

Với sự thay đổi đó, chiến lược của Mỹ trong khu vực này đã trải qua những thay đổi sâu sắc. Chính quyền Trump hiện có một định hướng khác về các vấn đề trong khu vực và họ đã cố gắng kết hợp các vấn đề kinh tế và chiến lược với nhau khi quan niệm Mỹ có thể đưa Trung Quốc vào một khuôn khổ rộng lớn hơn với những các cam kết linh hoạt. 

Nhưng với một loạt những thay đổi bất ngờ, Tổng thống Trump đã khiến Trung Đông tiếp tục rơi vào tình trạng rối ren khi bất đồng quan điểm về cách thức và thời điểm quân đội Mỹ rút khỏi Syria, can thiệp ở Yemen, tranh luận với các đồng minh về cách tốt nhất để kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran và giải quyết các mối quan hệ căng thẳng với Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ.

Cùng với đó, Ấn Độ và Trung Quốc đã sẵn sàng trở thành những nền kinh tế hùng mạnh. Nhưng liệu các quốc gia phương Tây có sẵn sàng chấp nhận thực tế này hay không? Và cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc đã trả lời câu hỏi đó.

Trung Quốc đã nổi lên để vượt qua những cường quốc khác, điều khiến Trump và các đồng nghiệp lo lắng. Hơn nữa, sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc trên khắp địa hình Nam, Trung và Đông Nam Á đã trở thành một thách thức lớn đối với chính quyền Trump.

Trong những trường hợp này, điều hiển nhiên là Tổng thống Trump không sẵn sàng để Trung Quốc vượt lên tầm ảnh hưởng cùa Mỹ trong khu vực này. Và ông quyết định thực hiện những bước đi táo bạo để tìm thế cân bằng với Trung Quốc.

Washington sẽ đóng vai trò là nhà hoạt động trong khu vực Thái Bình Dương trong tương lai, tăng cường quan hệ ngoại giao, thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do khu vực và mối quan hệ chiến lược với nhiều khách hàng châu Á 

Bên cạnh đó, ông cũng để những cộng sự của mình nối lại mối quan hệ với các đồng minh tại châu Âu bằng cách nhắc nhở họ về hiểm họa chung. Ông Mike Pompeo đã tiến hành một loạt các chuyến đi đến các thủ đô ở châu Âu để cảnh báo các đồng minh không làm ăn với công ty viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies.

Việc thể hiện những lo ngại về an ninh mạng và gián điệp như vậy chắc chắn là hợp lý, nhưng cuối cùng lại giống như sự phản ứng chứ không phải là một minh chứng táo bạo cho sự lãnh đạo của Mỹ trong chương trình phát triển công nghệ mạng thế hệ thứ năm do Mỹ và châu Âu hợp tác.

Quan trọng hơn cả, Tổng thống Trump vẫn chưa đề cử người kế nhiệm cho Mattis, nhưng cựu giám đốc điều hành Boeing, Patrick Shanahan đang tạm thời đảm nhận vai trò này.

Lý tưởng nhất là bộ trưởng quốc phòng tiếp theo sẽ có khát vọng như ông Mattis trong việc đánh giá lại các chiến lược của Hoa Kỳ và đẩy nhanh sự tham gia và xây dựng mối quan hệ xung quanh Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Thời kỳ chỉ đơn thuần là đứng vững trước áp lực hoặc cố gắng dự đoán bước đi tiếp theo của Trung Quốc trong công nghệ tên lửa hoặc đi ngược lại các chuẩn mực quốc tế mới nhất của nước này đã qua từ lâu.

Bộ trưởng mới nên mạnh dạn và sáng tạo trong việc phát triển các sắp xếp mới cho các căn cứ và cuộc tập trận quân sự, các thỏa thuận hợp tác an ninh và quan hệ đối tác trong ngành quốc phòng để chứng minh rằng Hoa Kỳ sẽ vẫn là đối tác khu vực kiên định trong những thập kỷ tới.

Mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc và các xu hướng chính trị trên khắp châu Á sẽ tác động đến sự thịnh vượng và an ninh của Mỹ nhiều hơn bất cứ điều gì xảy ra ở Ukraine, Syria, Yemen, Afghanistan hoặc hầu hết những nơi khác mà Mỹ vốn tập trung nhiều công sức.

Chính sách khu vực của chính quyền đã quá tập trung vào việc khắc phục những vi phạm kinh tế của Trung Quốc. Thời gian sẽ trả lời liệu Mỹ sẽ làm gì để giành lại sự ảnh hưởng tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ có giành lại ảnh hưởng tại châu Á từ tay Trung Quốc? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713398987 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713398987 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10