Mỹ - Iran, JCPOA và "mớ bùi nhùi" của Joe Biden

Diendandoanhnghiep.vn D. Trump đơn phương rút khỏi JCPOA để lại cho người đương nhiệm Joe Biden những thất thế đáng kể.

Chính quyền Joe Biden khó khăn hơn khi bắt buộc Iran tuân thủ JCPOA

Chính quyền Joe Biden khó khăn hơn khi bắt buộc Iran tuân thủ JCPOA

Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) được xem là thành tựu ngoại giao đáng kể nhất của “bộ 3” cựu Tổng thống Barak Obama, ông Joe Biden khi đó là Phó Tổng thống Mỹ và ngoại trưởng John Kerry.

JCPOA giống như bức tường ngăn cản Teheran làm giàu Uranium, chế tạo vũ khí hạt nhân, đổi lại 5 ủy viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức đồng ý gỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế áp đặt lên Iran trước đó.

Với cá tính của mình, người kế nhiệm Obama - ông D. Trump nghĩ rằng, JCPOA đã thối nát, là một thảm họa, không ngăn được Iran sản xuất vũ khí hạt nhân, làm gia tăng thù địch ở Trung Đông.

Nói là làm, ngày 8/5/2018, D. Trump ký sắc lệnh đơn phương rút Mỹ khỏi JCPOA. Ngày 9/5, nhiều nghị sỹ theo trường phái cứng rắn của Iran đã đốt cờ Mỹ trước Quốc hội và hô vang “Cái chết dành cho nước Mỹ”.

Mãi sau này, chúng ta mới hiểu, JCPOA chưa là gì so với nhiều di sản của người tiền nhiệm và các cam kết quốc tế bị ông Trump bãi bỏ, như ObamaCare, Hiệp ước biến đổi khí hậu Paris, WTO, CPTPP, UNESCO,…

Với Iran, D. Trump tăng cường cấm vận, miễn trừ quyền mua dầu mỏ từ Iran, giọt nước tràn ly, Teheran phản ứng quyết liệt, hai bên xảy ra chiến sự, tình hình Trung Đông vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Washington.

Trên tất cả, đó là biểu hiện của “The First American” đường lối đơn phương hóa của nước Mỹ dưới thời D. Trump. Cố nhiên, rất khó đánh giá nó đã thất bại hay thành công.

Có điều, những gì xảy ra 4 năm trước giờ trở thành rào cản đối với Tổng thống Joe Biden trên con đường đưa nước Mỹ trở lại, tái hòa nhập, xây dựng hệ thống quốc tế kiềm tỏa Trung Quốc.

D. Trump để lại cho Joe Biden mới bòng bong khó giải quyết

D. Trump để lại cho Joe Biden mớ bòng bong khó giải quyết

JCPOA là một ví dụ, vì bây giờ Iran đã khác, ông Hassan Rouhani đã mãn nhiệm Tổng thống, ông Seyyed Ebrahim Raeisi một giáo sĩ Hồi giáo giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 6 vừa qua - được cho là chính khách theo đuổi đường lối cứng rắn.

Các nhà ngoại giao Mỹ tìm mọi cách hàn gắn quan hệ với Iran, nối lại đàm phán JCPOA. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nêu rõ: “Chúng tôi đang tham gia vào các cuộc đối thoại gián tiếp, và chúng tôi vẫn chưa rõ liệu Iran có sẵn sàng và thực hiện những gì nước này cần làm để trở lại tuân thủ”.

Iran đã gia tăng áp lực cho Washington bằng cách bắt đầu làm giàu các thanh kim loại uranium và thậm chí để ngỏ khả năng làm giàu uranium đến 90%, những bước đi có thể giúp nước này chế tạo vũ khí nguyên tử.

Sự cứng rắn của Mỹ là một trong những nguyên nhân đẩy quốc gia Hồi giáo về phía Trung Quốc. Hay nói cách khác, Bắc Kinh đã tận dụng cơ hội để kết thân với Iran, phía Teheran bắt đầu chấp nhận như một giải pháp cân bằng quan hệ.

Trung Quốc - Iran ký kết thỏa thuận hợp tác 25 năm trị giá 500 tỷ USD, bao gồm tất cả các lĩnh vực trong đó có năng lượng, nông nghiệp, tài chính ngân hàng,…

Sự kiện này khiến ông Joe Biden ngày càng mất đi lợi thế với vấn đề hạt nhân Iran, càng chần chừ càng khiến quốc gia Trung Đông ngả hẳn về phía Bắc Kinh, nổi lên thành một cực chống Mỹ trong khu vực.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ - Iran, JCPOA và "mớ bùi nhùi" của Joe Biden tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713296521 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713296521 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10