Mỹ - Nhật - Pháp "răn đe" Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn "Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến sự hiện diện của các đối tác đa phương và truyền tải thông điệp về tầm quan trọng của tự do hàng hải cũng như tuân thủ luật pháp quốc tế”.

Tàu khu trục Surcouf của Pháp. (Ảnh: Twitter)

Tàu khu trục Surcouf của Pháp. Ảnh: Twitter

Bộ Quốc phòng Pháp cho biết khi đề cập tới cuộc tập trận đầu tiên giữa Mỹ, Nhật và Pháp được bắt đầu từ ngày 11/5.

Các binh sĩ Nhật Bản, Mỹ và Pháp ngày 11/5 khai mạc cuộc tập trận chung đầu tiên giữa 3 bên tại miền tây nam Nhật Bản, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về động thái của Trung Quốc trong khu vực.

Một tàu hải quân của Úc cũng tham gia vào cuộc tập trận trên không, trên biển và trên bộ kéo dài một tuần này, với sự tham gia của 300 binh sĩ từ 3 nước Nhật, Mỹ và Pháp.

Cuộc tập trận kéo dài 1 tuần này là lần đầu tiên các đơn vị của Pháp tiến hành diễn tập cùng các lực lượng của Nhật Bản và Mỹ. Các nhà phân tích nhận định, các cuộc diễn tập này được tiến hành nhằm gửi thông điệp tới Trung Quốc, vốn được cho là ngày càng gây hấn hơn.

Cuộc tập trận có các hoạt động liên quan đến tiêm kích và chiến dịch đổ bộ, diễn ra tại vùng Kyushu và trên biển, với các biện pháp phòng dịch Covid-19.

Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Nhật tìm cách củng cố mối quan hệ với các nước bên cạnh đồng minh then chốt là Mỹ, nhằm đối phó các hành động từ phía Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai bên đang tranh chấp nhưng Tokyo đang kiểm soát, cũng như hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Chuyên gia Takashi Kawakami tại Đại học Takushoku (Nhật) cho rằng, cuộc tập trận chắc chắn là sự răn đe đối với hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong khu vực. Ông nhận định, về lâu dài, cam kết của châu Âu ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể dẫn đến mối quan hệ gần gũi hơn giữa Nhật Bản và NATO, điều mà cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã chủ trương.

Binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản trong một cuộc tập trận đổ bộ năm 2018 - Ảnh: AFP

Binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản trong một cuộc tập trận đổ bộ năm 2018. Ảnh: AFP

Theo các nguồn tin quân sự mà AFP có được, từ hôm 11 đến hết 13/05 diễn ra phần chuẩn bị hậu cần tại căn cứ Ainoura. Các bài tập tác chiến trên biển bắt đầu từ thứ 14/05 ở phía tây đảo Kyushu. Phần phối hợp tác chiến không quân và lục quân dự trù từ thứ Bảy đến Chủ nhật trong khu huấn luyện Kirishima.

Về lực lượng tham gia tập trận có 1 tàu ngầm và 6 chiến hạm Nhật, một tàu chiến Mỹ và hai tàu của Pháp và một của Úc, theo một chỉ huy cao cấp Hải Quân Pháp. Không Quân Nhật tham gia với các máy bay tuần tra biển, trực thăng đổ bộ và chiến đấu cơ F-2, bên cạnh các chiến đấu cơ F-16 của Không Lục Hoa Kỳ. Lực lượng bộ binh có khoảng trên 300 quân Nhật và 60 quân Pháp.

Nội dung các bài diễn tập khá rộng bao gồm từ tác chiến trên biển, chống tàu ngầm, đổ bộ trên đất liền đến chiến đấu trên địa hình đô thị.

Giới quan sát ghi nhận, cuộc diễn tập quy mô mớn lần này được tổ chức trong bối cảnh Tokyo đang cố gắng tăng cường quan hệ quốc phòng với các đối tác ngoài đồng minh truyền thống Hoa Kỳ để ngăn chặn đà bành trướng và các hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt trong vùng biển Hoa Đông có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản.

Hải Quân Nhật nhấn mạnh mục đích của cuộc tập trận lần này là nhằm "nâng cao khả năng bảo vệ các đảo" của Nhật Bản.

"Bằng cách tăng cường hợp tác giữa Nhật Bản, Mỹ và Pháp, chúng tôi muốn cải thiện hơn nữa chiến thuật và kỹ năng của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong việc bảo vệ các vùng lãnh thổ hải đảo xa xôi", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo nhấn mạnh trong cuộc họp báo ngày 23/4 khi thông tin về cuộc tập trận.

Mặc dù chỉ nói chung chung, giới quan sát nhận định ông Kishi đang ám chỉ việc bảo vệ quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông.

Hồi đầu tháng này, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đã báo động khi nhóm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc băng qua eo biển Miyako nằm giữa các hòn đảo do Nhật kiểm soát. Trong một cuộc họp báo sau đó, ông Kishi khẳng định Tokyo luôn theo dõi sát các động tĩnh của quân đội Trung Quốc trong khu vực.

Việc Pháp tham gia tập trận đánh dấu sự can dự ngày càng sâu của Paris vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chính quyền Pháp đã khẳng định họ có quyền hiện diện tại khu vực vì có lãnh thổ ở cả Ấn Độ Dương lẫn Thái Bình Dương. "Pháp chia sẻ tầm nhìn về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở", Bộ trưởng Kishi nhấn mạnh ngày 23/4.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ - Nhật - Pháp "răn đe" Trung Quốc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714080612 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714080612 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10