Mỹ - Triều có dễ dàng nối lại đàm phán?

Diendandoanhnghiep.vn Trong cuộc gặp mặt với hai người đồng cấp Hàn Quốc và Nhật Bản, Đặc phái viên Mỹ về vấn đề hạt nhân Triều Tiên Sung Kim cho biết Mỹ sẵn sàng gặp Triều Tiên bất cứ lúc nào.

Mỹ - Triều đang đứng trước cơ hội nối lại đàm phán song phương

Mỹ - Triều đang đứng trước cơ hội nối lại đàm phán song phương

Theo nguồn tin của hãng Yonhap, ông Sung Kim nêu rõ: "Chúng tôi tiếp tục hi vọng Triều Tiên sẽ phản hồi tích cực với nỗ lực tiếp cận của chúng tôi. Mỹ đề xuất hai bên có thể gặp mặt ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào và không cần điều kiện đi kèm". Mặc dù vậy, ông Sung Kim cũng nhấn mạnh, trong thời gian tới chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn sẽ tiếp tục thực thi các nghị quyết của Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc nhằm vào Triều Tiên

Trước tuyên bố của nhà lãnh đạo Kim Jong-un về việc chuẩn bị đối thoại và đối đầu với Mỹ, Đặc phái viên Mỹ cho biết quốc gia này cũng sẽ chuẩn bị cho điều tương tự và nhắc lại sự ủng hộ của Washington đối với đối thoại, hợp tác liên Triều có ý nghĩa.

Có thể thấy, vẫn còn có nhiều khó khăn trong việc nối lại đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên. Lần gần đây nhất mà Bình Nhưỡng đưa ra tín hiệu về đối thoại là vào tháng 3, khi Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất Choe Son Hui gọi nỗ lực liên lạc của phía Mỹ là “một chiêu trò câu thời gian”.

Nhận định về vấn đề này, Wi Sung-lac, một cựu đặc phái viên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên tại Seoul đánh giá, với tuyên bố mới đây của ông Kim Jong-un, cơ hội đang mở ra cho chính quyền Tổng thống Biden. Có khả năng Triều Tiên đã hé mở cánh cửa ngoại giao, mặc dù không nhiều.

“Tuyên bố của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Triều Tiên khóa 8 cho thấy, Bình Nhưỡng đã hoàn tất việc tiến hành đánh giá chính sách của riêng mình về Hoa Kỳ. Nhiều khả năng Triều Tiên sẽ hướng tới một thỏa thuận ngắn hạn tiềm năng với Mỹ, trong đó Bình Nhưỡng sẽ dỡ bỏ một phần kho vũ khí hạt nhân của mình để đổi lấy những nhượng bộ ngoại giao hoặc kinh tế từ Washington”, chuyên gia này cho biết.

Đồng quan điểm với ông Wi Sung-lac, Chun Seong-whun, một cựu quan chức an ninh cũng cho rằng có nhiều tín hiệu tích cực cho chính quyền Mỹ trong việc nối lại đối thoại với Triều Tiên. “Nếu các quan chức Washington nỗ lực thúc đẩy cùng sự trợ giúp của Hàn Quốc, Bình Nhưỡng sẽ khởi động lại các vòng đàm phán. Thỏa hiệp là một khái niệm của phương Tây nhưng Triều Tiên đã khai thác điều đó từ lâu.”

Liệu Tổng thống Mỹ Joe Biden có mở ra cơ hội đàm phán với nhà lãnh đạo Kim Jong-un?

Liệu Tổng thống Mỹ Joe Biden có mở ra cơ hội đàm phán với nhà lãnh đạo Kim Jong-un?

Dựa trên các phương pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu phong cách lãnh đạo của ông Kim Jong-un, hiện nay cộng đồng tình báo Mỹ cũng như các quan chức an ninh quốc gia Hàn Quốc đều nhất trí rằng ông là một nhà lãnh đạo đầy khát vọng, sắc sảo, chín chắn, thực dụng, có trách nhiệm và tài năng. Nếu Tổng thống Biden có thể đưa ra những điều kiện hợp lý, liên quan đến việc tháo gỡ một phần lệnh trừng phạt hoặc viện trợ nhân đạo, việc đàm phán giữa hai bên sẽ đạt nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị, Tổng thống Biden nên tránh lặp lại con đường cũ của Cựu Tổng thống Barack Obama. Đối với ông Kim Jong-un, tuyên bố của Tổng thống Biden rằng ông sẽ không đàm phán trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên ngụ ý rằng ông và Bình Nhưỡng không phải là một vấn đề quan trọng đối với Mỹ. Cách tiếp cận như vậy có thể mang đến những rủi ro như về lâu dài, Triều Tiên sẽ gia tăng trong kho vũ khí một cách âm thầm hoặc tệ hơn, tiến hành lại các cuộc thử nghiệm hạt nhân.

Tổng thống Biden đã làm được nhiều việc để xây dựng lại các liên minh của Mỹ ở châu Á, thông qua các cuộc gặp song phương của ông với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ông đã thể hiện sự táo bạo khi đồng ý gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Điều này đặt ra câu hỏi rằng liệu ông có thể làm điều tương tự với ông Kim Jong-un để tìm kiếm giải pháp duy trì nền hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên?

Với kinh nghiệm ngoại giao, Tổng thống Biden biết rằng trong các cuộc đàm phán, các mối quan hệ cá nhân, mối quan hệ bạn bè và sự đồng cảm có yếu tố cực kỳ quan trọng. Và để làm được điều này, Tổng thống Mỹ cần trao cơ hội nhiều hơn để có thể tiến tới Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều trong tương lai. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ - Triều có dễ dàng nối lại đàm phán? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713561029 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713561029 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10