Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.
Theo đó, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của Đề án là tiếp tục hoàn thiện tổ chức giám định tư pháp; nâng cao chất lượng người giám định tư pháp; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giám định.
Trong đó, năm 2018 - 2019, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ trì rà soát, củng cố hệ thống tổ chức giám định kỹ thuật hình sự theo hướng tinh gọn, không thành lập tổ chức mới, đầu tư trọng điểm khu vực phù hợp, bảo
Năm 2018, Bộ Y tế chủ trì nghiên cứu, thành lập Phân viện Viện Pháp y tâm thần Trung ương tại Bắc miền Trung, Phân viện Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa tại Nam Trung bộ và các khu vực khác để đáp ứng kịp thời yêu cầu của hoạt động tố tụng về giám định pháp y tâm thần.
Quý II năm 2018, các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì chỉ định và tăng cường năng lực, trách nhiệm của đơn vị đầu mối ở các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực giám định (trừ lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự đã có đơn vị đầu mối) chịu trách nhiệm tiếp nhận, báo cáo người có thẩm quyền quyết định phân công tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện giám định theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ vào quý IV năm 2018 Quyết định phê duyệt Đề án đẩy mạnh xã hội hóa giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng và các lĩnh vực khác theo quy định của Luật giám định tư pháp, bảo đảm điều kiện để thực hiện xã hội hóa được các lĩnh vực này trên thực tế...
Trước đó, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 49/2017/TT-BCA quy định chi tiết chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự; thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi.
Thông tư cũng nêu rõ mức bồi dưỡng giám định kỹ thuật hình sự một ngày công đối với một người thực hiện giám định. Cụ thể, mức 300.000 đồng/ngày/người áp dụng đối với các việc giám định sau: Giám định súng, đạn, âm thanh; giám định tài liệu phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng phát ra tia bức xạ hoặc tia laser; giám định kỹ thuật số, điện tử; giám định dấu vết va chạm cơ học trong vụ tai nạn giao thông, dấu vết công cụ, dấu vết khóa, khớp phải sử dụng thiết bị chuyên dụng phát ra tia bức xạ hoặc laser…
Mức 500.000 đồng áp dụng đối với các việc giám định sau: Giám định cháy, nổ; chất ma túy; ADN; giám định ký tự đóng chìm trên vật liệu bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại; giám định dấu vết đường vân phải sử dụng một trong các phương pháp như xông keo, Iot, hạt nhỏ…để phát hiện dấu vết; giám định hóa pháp lý phải sử dụng hóa chất nguy hiểm để giám định thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP; giám định tinh dịch, máu khi đối tượng giám định bị nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.