Tỷ lệ lao động trẻ qua đào tạo có bằng cấp chưa cao, thiếu kỹ năng để làm chủ kinh tế số… khiến việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động Việt Nam gặp nhiều thách thức.
>>>Lao động trẻ cần nền tảng tri thức kỹ thuật số
Theo Cục Việc làm (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), lao động thanh niên là một trong những bộ phận chính của lực lượng lao động với khoảng 10,8 triệu người (chiếm 21,4%). Đây là nguồn cung lao động trẻ dồi dào, có nhiều tiềm năng.
Cũng theo đánh giá của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong những năm qua, chất lượng lao động thanh niên từng bước được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế, nhất là ở khu vực nhân lực chất lượng cao. Đến năm 2021, có 29,3% thanh niên trong độ tuổi từ 15 - 29 tuổi đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ.
Năng suất lao động tuy đã tăng nhanh nhưng giá trị tuyệt đối lại thấp. Báo cáo về năng suất lao động Việt Nam năm 2020 cho thấy, chỉ số này chỉ đạt xấp xỉ 118 triệu đồng/lao động.
Trong khi đó, theo nhận định của Ngân hàng Thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ nhưng lực lượng lao động của Việt Nam còn thiếu kỹ năng để hoàn toàn làm chủ kinh tế số. Khoảng 40% doanh nghiệp khảo sát cho biết đủ kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông để duy trì, khai thác công nghệ số.
Với tỷ lệ khá khiêm tốn như vậy, việc nâng cao năng suất và chất lượng lao động trẻ trong những năm tới gặp nhiều lực cản, nhất là trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.
>>>Nâng cao kỹ năng cho lao động trẻ
Hơn nữa, tác động của dịch bệnh COVID - 19, mảng lao động và việc làm đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo thống kế, đến hết quý I/2023, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở khu vực thành thị là 9,46% (cao hơn 2,81 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn). Như vậy, cả nước có hơn 1,5 triệu thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo; tăng hơn 54 nghìn người so với quý IV/2022.
Trước những thực tế trên, ông Đinh Ngọc Quý – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Xã hội của Quốc hội nhìn nhận, hiện nay chưa có một đánh giá tổng thể về lực lượng lao động thanh niên. Thanh niên nằm trong tất cả các chính sách nhưng lại không có một chính sách nào cụ thể dành riêng cho thanh niên.
Hiện nay, chúng ta đang lồng ghép việc làm thanh niên vào rất nhiều chương trình nhưng không hiệu quả. Ví dụ chương trình việc làm công thì phải theo luật, rất khó để chen chân vào, còn chương trình mục tiêu quốc gia cũng phải theo quy định.
Do vậy, ông Đinh Ngọc Quý cho rằng, cần quan tâm xem xét nghiên cứu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ thông qua việc đề xuất chính sách cụ thể nhằm tận dụng những cơ hội nghề nghiệp cho lao động trẻ. Trong đó, cần quan tâm cải thiện về kỹ năng số, trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề cao cho lao động thanh niên.
Có thể bạn quan tâm
Giảm áp lực, tăng năng suất lao động
11:00, 01/05/2023
Bắt nhịp công nghệ giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động
16:29, 26/03/2023
Khoa học công nghệ - nền tảng nâng cao năng suất lao động
00:31, 09/03/2023
Cải thiện năng suất lao động nhờ nhóm công cụ QCC
22:19, 03/03/2023
Giải pháp nâng cao năng suất lao động
03:12, 20/02/2023
Gỡ “điểm nghẽn” tăng năng suất lao động
01:00, 18/02/2023
Thúc đẩy năng suất lao động giúp hiện thực hóa khát vọng vươn cao
20:40, 14/02/2023
Năng suất lao động đưa Việt Nam thành nước có thu nhập trung bình cao
12:16, 27/01/2023