NATO lên “dây cót” nhằm vào Nga?

Diendandoanhnghiep.vn Lần đầu tiên sau hơn 7 thập kỷ ra đời, Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhắc lại tôn chỉ và xác định mục tiêu mới.

Thượng đỉnh NATO sẽ mở đường kết nạp Phần Lan và Thụy Điển (Ảnh: AFP)

Hội nghị Thượng đỉnh NATO sẽ mở đường kết nạp Phần Lan và Thụy Điển (Ảnh: AFP)

NATO như "hổ thêm cánh", Nga sẽ đối phó thế nào?

Lần đầu tiên sau 70 năm thành lập, NATO tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh tại Tây Ban Nha để “nhắc lại” sứ mệnh của mình, đồng thời xác định phương châm hành động mới: Ngăn chặn Nga, tăng cường hỗ trợ Ukraine.

Cuộc họp lịch sử này nhằm giải quyết vấn đề tăng cường phòng thủ và khả năng tác chiến dọc biên giới phía Đông của khối, nơi có các thành viên yếu thế từ Rumani đến vùng Baltic đang lo ngại có thể rơi vào tầm ngắm tiếp theo của Moscow.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, NATO không còn nhiều lý do khẳng định sức mạnh ở phía Đông Âu, chỉ giữ lại khoảng 5.000 quân thường trực tại đây. Từ những năm 2000, thời điểm Putin xuất hiện trên chính trường và trở thành nhân vật khó đối phó, NATO bắt đầu thay đổi.

Lực lượng NATO hiện bao vây toàn bộ lãnh thổ Nga, quân số ước lượng khoảng 300.000 lính hỗn hợp được hỗ trợ bởi không quân và hải quân, đặt trong tình trạng “báo động khẩn cấp”.

Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Madrid còn tham vọng đạt được thỏa thuận chung về tích lũy khí tài tại các thành viên ở Đông Âu; cùng “chung lưng đấu cật” viện trợ giúp đỡ Ukraine hiện đại hóa quân đội mà không gây ra xáo trộn nội khối, không đấu đầu trực tiếp với nước Nga.

Liệu NATO có đạt được nguyện vọng mà không vấp phải bất cứ sự kháng cự nào? Với tình hình kinh tế hiện tại, các thành viên tại châu Âu sẵn sàng nâng mức chi tiêu quốc phòng vì Ukraine?

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tổ chức các cuộc đàm phán trù bị với Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan vào tuần trước để hướng tới một bước đột phá và sẽ gặp lãnh đạo ba nước tại Madrid.

Tại Thượng đỉnh NATO lần này tại Tây Ban Nha, rào cản Thổ Nhĩ Kỳ được hóa giải, Tổng thống Edogan đã “trở cờ” đạt được thỏa thuận quan trọng với Phần Lan và Thụy Điển. Hai nước Bắc Âu cũng nhất trí dỡ bỏ lệnh cấm vận chuyển giao vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, vốn được áp đặt để đáp trả cuộc tấn công quân sự của Ankara vào Syria năm 2019.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói: “Chúng tôi đã đạt được những gì mà chúng tôi muốn và đồng ý ủng hộ nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển, Phần Lan”. Hai nước này đã thay đổi lập trường với phiến quân người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố. Người Kurd vốn chẳng liên can gì đến các nước Bắc Âu!

Như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ xoay trục 180 độ, ban đầu lên tiếng phản đối Phần Lan và Thụy Điển để được lòng Nga, mở đường tấn công 30km đường biên giới với Sirya; lần này Thổ Nhĩ Kỳ lại tìm được lợi ích xuất khẩu vũ khí và chống khủng bố thông qua động thái ở Madrid.

Tuy vậy, vượt qua ải Thổ Nhĩ Kỳ chưa phải là tất cả. Lúc này, nội bộ châu Âu lại mâu thuẫn vì chiến sự Ukraine. Các nước Đức, Pháp và Ý muốn giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Tổng thống Pháp, E. Macron trong chuyến thăm Ukraine mới đây đã để ngỏ vấn đề “Kiev nên nhượng bộ một phaanfn lãnh thổ cho Nga để đổi lấy kết thúc chiến sự”.

Châu âu còn đối diện với nhiều vấn đề nếu muốn đạt được đồng thuận về vấn đề Ukraine (Ảnh: Globalr.org)

Châu âu còn đối diện với nhiều vấn đề nếu muốn đạt được đồng thuận về vấn đề Ukraine (Ảnh: Globalr.org)

Với trường hợp nước Đức, sau khi bà Merkel nghỉ hưu, đã để lại khoảng trống quyền lực rất lớn, người kế nhiệm Olaf Scholz chưa đủ tầm ảnh hưởng để thuyết phục 3 đảng liên minh cầm quyền đồng thuận kế hoạch “thắt lưng buộc bụng”, chịu đựng lạm phát, suy thoái để ủng hộ cuộc chiến tranh của Ukraine.

Sở dĩ các nước vùng Đông Bắc châu Âu kiên quyết ủng hộ chống Nga là vì họ không đủ tiềm lực đối xứng với Moscow nếu đứng riêng rẽ. Điều duy nhất có thể hy vọng chính là sức mạnh tập thể, dựa vào lệnh cấm vận đồng loạt và khả năng phòng thủ chung của NATO.

Trong khi đó, nước Mỹ, quốc gia chủ soái tại NATO, đang loay hoay tìm cách kiểm soát giá dầu nhưng lực bất tòng tâm. Chính vì vậy, phương Tây khó lòng đạt được thống nhất cao tại Madrid lần này.

Việc hai quốc gia Bắc Âu nhập vào NATO chỉ khiến tình hình trở nên nguy hiểm khi nước Nga cảm thấy bị bao vây hoàn toàn. Liệu Moscow sẽ tấn công vũ trang “mở đường máu”?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết NATO lên “dây cót” nhằm vào Nga? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711714450 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711714450 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10