Nên "giải cứu" chung các hãng hàng không?

Diendandoanhnghiep.vn Trước đề xuất gói tín dụng 12.000 tỉ đồng ưu đãi lãi suất 0% cho VNA, nhiều ý kiến cho rằng cần tính tới gói tín dụng cho các doanh nghiệp hàng không, thay vì chỉ tập trung “cứu” một hãng.

Theo Bộ GTVT, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, ngành hàng không đang diễn ra theo tình huống xấu hơn các kịch bản đã dự báo, với tổng thị trường năm 2020 đạt khoảng 43 triệu khách, giảm 46% so với năm 2019.

Nỗi đau không chỉ riêng VNR

Trong quý I/2020, doanh thu hợp nhất Vietnam Airlines giảm khoảng 26%, doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) giảm khoảng 24%, sản lượng điều hành bay và doanh thu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam giảm khoảng 60% so với cùng kỳ năm 2019.

do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, ngành hàng không đang diễn ra theo tình huống xấu hơn các kịch bản đã dự báo

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, ngành hàng không đang diễn ra theo tình huống xấu hơn các kịch bản đã dự báo

Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet, mã VJC) cũng có kết quả kinh doanh quý I/2020 với kết quả doanh thu hợp nhất 7.222 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm trước và lỗ sau thuế hợp nhất 989 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên từ khi niêm yết, Vietjet có một quý ghi nhận lỗ.

Bamboo Airways dù không công bố chính thức con số, song cũng chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch.

Trong Báo cáo của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban), VNA cho biết đã thực hiện nhiều biện pháp cắt giảm chi phí, đàm phán giảm nợ, giãn nợ, nhưng chỉ mang tính tình thế, nếu không có giải pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ sẽ có nguy cơ đổ vỡ. Nếu không có nguồn tiền bổ sung, VNA sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán từ tháng 8.2020 cho các khoản nợ đến hạn (chủ yếu là tiền thuê máy bay và khai thác), dẫn đến các hệ lụy khác.

Đây là lý do Ủy ban này kiến nghị Chính phủ trình phương án hỗ trợ VNA theo hướng giải cứu bằng việc thông qua ngân hàng nhà nước sử dụng các nguồn vốn dự trữ và cơ chế tái cấp vốn qua các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng chính sách cho phép VNA được vay khoản ưu đãi với quy mô 12.000 tỉ đồng lãi suất 0% tối thiểu trong 3 năm.

Trường hợp không thực hiện được, Ủy ban đề xuất xem xét, báo cáo các cấp có thẩm quyền cho phép VNA được vay vốn các ngân hàng thương mại theo phương án lãi suất 0% tối thiểu 3 năm với 12.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, phương án này có một số bất cập như quy định hiện nay chưa có các khoản vay ưu đãi cho ngành hàng không.

Theo quy định của luật Đầu tư công và Nghị định 40/2020/NĐ-CP, việc cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi chỉ cấp cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách… không cấp bù chênh lệch lãi suất cho các doanh nghiệp.

Cần công bằng cho tất cả

Liên quan đến kiến nghị cho Vietnam Airlines vay ưu đãi 12.000 tỉ đồng không tính lãi với thời hạn tối thiểu 3 năm, Bộ KHĐT cho rằng, lãi suất, thời hạn cho vay cần theo đúng quy định pháp luật.

Theo đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH-ĐT) đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) nên được thực hiện theo các gói hỗ trợ chung của Chính phủ.

Bộ cũng cho rằng cần xem xét những giải pháp ưu tiên để xử lý kịp thời, những giải pháp dài hạn phải được nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng, để không gây ra các tác động tiêu cực với nền kinh tế, ngân sách Nhà nước và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Đánh giá đề xuất của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về việc cho Vietnam Airlines vay ưu đãi 12.000 tỷ đồng không tính lãi với thời hạn tối thiểu 3 năm từ gói hỗ trợ tín dụng của Chính phủ, Bộ KH-ĐT nhận định đây là biện pháp cần thiết để doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo nguồn tiền để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục.

Với ngành hàng không nói chung, Bộ KH-ĐT kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định mức thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay bằng 70% mức thuế hiện tại, tính đến hết 2020 để hỗ trợ các doanh nghiệp hàng không sau dịch.

Trả lời về việc giải cứu các hãng hàng không, ông Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư cho rằng, việc có gói cứu trợ ngành hàng không trong lúc này rất cần thiết. Nhưng quan trọng là phải có cái nhìn toàn diện, chứ không thể hỗ trợ riêng một doanh nghiệp cụ thể nào.

Đồng quan điểm, ông Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, cho rằng: “Hãng hàng không Việt nào cũng là của Việt Nam và đóng góp cho kinh tế Việt Nam, vì vậy không thể có chuyện chỉ cứu VNA”.

Theo ông Ánh, vai trò của hàng không trong việc khôi phục nền kinh tế rất lớn nên Chính phủ có thể đề nghị Quốc hội cho phép cấp bù lãi suất cho hãng hàng không như đang áp dụng đối với ngân hàng chính sách.

Mặt khác, nếu khó khăn, Chính phủ có thể buộc các hãng hàng không phải bán cổ phần hoặc trái phiếu tương ứng cho tổ chức tài chính của nhà nước để đổi lại khoản vay lãi suất 0% nói trên. Tất nhiên, theo ông Ánh, mức vay bao nhiêu còn phải căn cứ vào quy mô, vai trò và đóng góp của từng hãng để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng nhưng không cào bằng.

Về phía Bộ Giao thông vận tải, Bộ đã giao cho Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương nghiên cứu, giải quyết sớm theo thẩm quyển về nghiên cứu chính sách bảo hộ đối với hãng hàng không quốc gia trong vấn đề phân bổ Slot, kiểm soát tăng trưởng vận tải hàng không nội địa để giúp các hãng hãng hàng không phát triển bền vững. Theo Bộ này, mọi chính sách đều công bằng, bình đẳng đối với tất các doanh nghiệp Hàng không.

Bộ GTVT cũng đã tổng hợp các ý kiến về phương án tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ngành giao thông và cụ thể là ngành Hàng không. Bộ GTVT đã báo cáo 5 giải pháp tháo gỡ như: Tạo điều kiện cho hoạt động khai thác của các Hãng Hàng không sau thời gian hết dịch liên quan đến việc sử dụng slot tại các Cảng Hàng không Việt Nam (không áp dụng việc tính slot lịch sử trong việc phẩn bổ slot cho các hãng).

Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các hãng hàng không vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay chở khách (cấp phép, tiêu chuẩn an toàn bay, lịch bay) thông qua việc đơn giản hóa thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo chấp hành các quy định của pháp luật; Triển khai công tác quản lý giám sát vận tải hàng không trên cơ sở trực tuyến, tăng tính linh hoạt trong việc ra quyết định hành chính, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

Tăng hiệu quả khai thác các chuyến bay quốc tế bằng việc cho phép kết hơp vận chuyển công dân Việt Nam về nước trên các chuyến bay đến Việt Nam theo chỉ đạo và chấp thuận của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ, Bộ GTVT.

Đối với các dịch vụ hàng không khác thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp, Bộ GTVT và Cục Hàng không Việt Nam) đã đề nghị các doanh nghiệp cung ứng và sử dụng dịch vụ chủ động hỗ trợ nhau.

Hiện nay, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đã miễn, giảm giá nhiều dịch vụ hàng không cho tất cả các hãng hàng không đang sử dụng dịch vụ tại các Cảng Hàng không của ACV.

Theo đó, có 7 loại dịch vụ thuộc thẩm quyền được ACV miễn, giảm giá là: dịch vụ dẫn tàu bay 50%; dịch vụ thuê băng chuyền, xử lý hành lý tự động, thuê quầy thủ tục hành khách, thuê cầu dẫn khách, phục vụ mặt đất giảm 10%; dịch vụ thuê văn phòng đại diện hãng: đối với các hãng hàng không dừng bay sẽ giảm 100%, còn các hãng vẫn duy trì bay sẽ giảm 30%. Các dịch vụ trên được miễn, giảm giá từ 01/3/2020 đến hết tháng 8/2020.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nên "giải cứu" chung các hãng hàng không? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713943957 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713943957 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10