Nền tảng cơ cấu kinh tế tạo đà bứt phá

Diendandoanhnghiep.vn Xét từ cả yếu tố về cơ cấu lực lượng lẫn yếu tố bối cảnh dịch bệnh, việc cơ cấu lại thị trường lao động cần đồng bộ nhiều chính sách và giải pháp.

>> Kịp thời phục hồi thị trường lao động

fd

Khủng hoảng từ đại dịch COVID-19 kéo theo khủng hoảng lao động đặc biệt nghiêm trọng. 

Tái cơ cấu thị trường lao động, chính là đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam theo hướng chuyển dầntừ tăng trưởng dựa trên tăng số lượng các yếu tố đầu vào sản xuất sang tăng trưởng trưởng dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động,..

Khủng hoảng từ đại dịch COVID-19 kéo theo khủng hoảng lao động đặc biệt nghiêm trọng. Điều này không chỉ gây thiếu hụt nguồn lực lao động khi Việt Nam đang từng bước mở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, mà còn đặt ra yêu cầu về tái cơ cấu thị trường lao động gắn với tái cơ cấu nền kinh tế.

Diễn biến bất lợi đòi hỏi cơ cấu lại

Theo báo cáo của Chính phủ (11/2021), hiệu suất về sử dụng lao động giai đoạn vừa qua có cải thiện, nhưng không nhiều, năng suất lao động có tốc độ tăng đạt kế hoạch nhưng giá trị tuyệt đối không cao. Thị trường lao động nhìn chung vẫ̃n là một thị trường dư thừa nhân lực; chất lượng việc làm chưa cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 67%, nhưng tỷ lệ đào tạo sơ cấp chiếm tỷ trọng cao. Chỉ 26,1% có bằng cấp, chứng chỉ. Cơ cấu lao động đã qua đào tạo vừa thấp, vừa chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn…

Cùng với đó, phân bổ cơ cấu theo khu vực địa lý lại tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền trung và ĐBSCL. Trong khi đó, vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ lại thiếu hụt lớn, thường thiếu 10% - 20% so với nhu cầu tuyển dụng thực tế. Chuyển dịch lao động giữa các ngành còn chậm.

Trong khi đó, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài đã làm trầm trọng hơn thị trường lao động. Theo Tổng cục Thống kê, số người thiếu việc làm quý III năm 2021 tăng lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, với hơn 1,8 triệu người, tăng 700,3 nghìn người so với quý II và tăng 620,0 nghìn người so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (tương ứng là 5,33% và 3,94%). Điều này khác với xu hướng lâu nay. Bên cạnh đó, quý IV thường là thời điểm các doanh nghiệp tăng tốc để hoàn thành đơn hàng. Nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn khó có thể phục hồi năng lực sản xuất do thiếu hụt lao động, đặc biệt lao động có kỹ năng.

Như vậy, xét từ cả yếu tố về cơ cấu lực lượng (vốn tồn tại nhiều nhược điểm cố hữu), lẫn yếu tố bối cảnh dịch bệnh, việc cơ cấu lại thị trường lao động cần đồng bộ nhiều chính sách và giải pháp.

>> [BÀI TOÁN NHÂN SỰ HẬU COVID-19] Thị trường lao động thế giới sẽ thay đổi ra sao?

Tập trung ba phương hướng chính

Để giải quyết được vấn đề này, ba phương hướng chính cần tập trung là:

Một là, phân bổ lại lực lượng lao động theo khu vực địa lý, giữa các vùng miền, giữa các vùng kinh tế trọng điểm với các tỉnh thành khác, góp phần giảm tải, giải được cả bài toán về các vấn đề về hạ tầng như nhà ở, chỗ ở, không gian sinh hoạt cho công nhân... Đặc biệt, tránh được hiện tượng di cư, nhập cư, tản cư ồ ạt, khó kiểm soát như đợt dịch lần thứ tư vừa qua. Với hơn 1,3 triệu người di chuyển hồi hương, quan hệ cung - cầu lao động bị mất cân đối cục bộ. Các tỉnh, thành trọng điểm như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An thiết hụt lao động trầm trọng; trong khi một số tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh lại dôi dư lao động đột biến, thị trường việc làm không thể hấp thụ, dẫn đến tình trạng thất nghiệp khi cầu lao động không lớn.

Hai là, cơ cấu lại lĩnh vực đầu tư, phát triển. Về bản chất, đây là việc đổi mới mô hình tăng trưởng, theo hướng cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khuyến khích phát triển đa ngành nghề, đa lĩnh vực, để vừa tranh thủ thu hút thêm vốn đầu tư, vừa phân bổ được lực lượng lao động, vừa có sự đón đầu xu hướng chuyển dịch sản xuất, khoa học công nghệ; vừa phòng tránh được rủi ro..

Ba là, cơ cấu đào tạo theo ngành nghề bằng cách phân bổ cân đối giữa các cấp, các loại hình. Điểm quan trọng là cần khắc phục tình trạng đào tạo không theo nhu cầu của thị trường, hay tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Cụ thể, trong thời gian qua, tình hình lao động các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ giảm mạnh. Ngược lại, lao động ngành nông nghiệp lại có xu hướng tăng. Do vậy, việc xây dựng chiến lược đào tạo và đào tạo nghề cần được gắn chặt chẽ với nhu cầu thị trường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nền tảng cơ cấu kinh tế tạo đà bứt phá tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711637433 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711637433 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10